IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 1 Khái niệm về phương pháp giáo dục
2. Hệ thống các phương pháp giáo dục
2.3. Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh
sinh
Trong thực tiễn, người được giáo dục tham gia các hoạt động giáo dục đa dạng, rèn luyện những hành vi ứng xử..., sẽ xuất hiện những trường hợp sau:
+ Người được giáo dục tự giác tham gia các hoạt động có những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
+ Người được giáo dục thiếu hoặc không tự giác tham gia các hoạt động, thậm chí còn có hành vi ngược với những chuẩn mực xã hội. Đó là những hành vi lệch chuẩn, không được xã hội thừa nhận.
Vì vậy, cần vận dụng nhóm phương pháp này.
- Chức năng của nhóm phương pháp này là khuyến khích hành vi tốt, điều chỉnh hành vi không phù hợp.
Trong nhóm phương pháp này ta chú ý đến các phương pháp cụ thể sau:
a. Khen thưởng
- Là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hành vi ứng xử của người được giáo dục.
- Tác dụng của phương pháp này làm cho người được khen tình cảm hài lòng, phấn khởi, có thêm nghị lực, tự tin tiếp tục thực hiện và hòan thiện công việc đó.
- Khen thưởng chỉ có ý nghĩa khi thực hiện tốt các yêu cầu sư phạm: khách quan công bằng, đúng lúc, đúng chỗ và được dư luận tập thể học sinh ủng hộ.
- Khen thưởng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo tính chất, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của những hành vi tích cực và sự nỗ lực của người được giáo dục. Các hình thức đó là:
+Tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi tốt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. +Tỏ lời khen những hành vi tốt.
+ Biểu dương + Tặng giấy khen + Tặng bằng khen... Cần chú ý:
+ Khen trong những trường hợp cụ thể, điều kiện cụ thể. + Đối tượng khen có thể là cá nhân hay tập thể.
+ Phạm vi thông báo hình thức khen thưởng có thể rộng, hẹp tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
- Để khen thưởng có hiệu quả giáo dục cao, nhà giáo dục cần chú ý:
+ Đảm bảo khen thưởng trên cơ sở những hành vi thực tế của người được giáo dục. Những hành vi đó phải đảm bảo các tiêu chí: Phù hợp với các chuẩn mực xã hội; Có động cơ đúng đắn; Có tính phổ biến; Có tính ổn định thường xuyên.
+ Đảm bảo tính khách quan. Cần xem xét đánh giá đúng hành vi thực tế, tránh khen thưởng sai lệch hoặc quá cao, hoặc quá thấp.
+ Đảm bảo khen thưởng công bằng, không thành kiến, thiên vị. + Khen thưởng kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, vào thời điểm thích hợp.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa khen thường thường xuyên với khen thưởng cả quá trình. + Đảm bảo gây được dư luận tập thể đồng tình với việc khen thưởng.
b. Trách phạt
- Là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, sự phê phán những hành vi sai trái của người được giáo dục so với các chuẩn mực xã hội.
- Các hình thức trách phạt: Nhắc nhở; chê trách; phê bình; cảnh cáo; buộc thôi học.... Các hình thức này phản ánh những mức độ khác nhau từ thấp đến cao. Khi vận dụng vào những trường hợp cụ thể cần dựa vào:
+ Loại hình hành vi sai lệch (trong học tập, ứng xử, lao động ...)
+ Tính chất của hành vi sai lệch (nghiêm trọng hay không? Thường xuyên hay không? Vô tình hay cố ý?).
+ Phạm vi và mức độ tác hại do hành vi sai lệch gây ra. - Khi tiến hành trách phạt cần chú ý các yêu cầu sau: 1. Đảm bảo trách phạt khách quan.
2. Đảm bảo trách phạt công bằng.
3. Đảm bảo cho người bị phạt thấy rõ sai lầm của mình và chấp nhận những hình thức, mức độ trách phạt đối với mình. Làm cho người bị phạt thấy rõ lí do bị phạt, ân hận về lỗi lầm của mình, chấp nhận tính hợp lí của hình thức, mức độ trách phạt.
4. Đảm bảo tôn trọng nhân phẩm người bị trách phạt.
+ Không làm nhục, không xâm phạm thân xác người bị phạt, không dùng trách phạt để trả thù cá nhân.
+ Giúp cho người bị trách phạt có hướng sửa chữa sai lầm một cách tích cực và tự tin.
+ Tỏ lòng tin tưởng ở sự tiến bộ của người bị trách phạt. 5. Đảm bảo tính cá biệt trong trách phạt
6. Đảm bảo hình thành được dư luận tập thể khi tiến hành trách phạt, tạo thêm sức mạnh hỗ trợ người bị phạt quyết tâm nhanh chóng sửa chữa sai lầm.
* Vấn đề lựa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục:
- Cần phối hợp các phương pháp giáo dục để phát huy ưu điểm của các phương pháp giáo dục, khắc phục nhược điểm của từng phương pháp giáo dục, bởi lẽ phương pháp giáo dục nào cũng có những ưu điểm và những nhược điểm.
- Khi lựa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục cần căn cứ vào: + Mục tiêu giáo dục cụ thể.
+ Nội dung giáo dục cụ thể.
+ Đặc điểm của đối tượng giáo dục. + Những điều kiện thực tế.
Chương III