Giáo dục lao động.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LÝ LUẬN GIÁO DỤC doc (Trang 40 - 41)

IV. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤCVÀ HỆ THỐNG MỤC TIÊU GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Khái niệm và ý nghĩa của việc xác định mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục

3.Giáo dục lao động.

Giáo dục lao động giúp học sinh có được “năng lực tìm được việc làm, tự tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường”, đó là những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỉ luật ....

Nhiệm vụ tổng quát của giáo dục lao động kĩ thuật là:

+ Giáo dục thái độ và niềm tin đúng đắn đối với mọi loại hình lao động (trí óc và chân tay), xem đó là con đường chân chính để mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân và làm tròn nghĩa vụ cơ bản đối với gia đình và toàn xã hội.

+ Hình thành ở học sinh nhu cầu lành mạnh, gắn bó với cuộc sống, với hạnh phúc, phù hợp với nhu cầu của xã hội văn minh.

+ Hình thành tâm lí tham gia vào mọi hình thức lao động trong suốt cuộc sống của mình một cách sáng tạo, chủ động.

Các nhiệm vụ trên gắn bó khăng khít với nhau, được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục đa dạng cả nội khoá và ngoại khoá. Đặc biệt coi trọng các yêu cầu có tính chất điều kiện sau:

+ Giáo dục học sinh học vấn về kĩ thuật, trên cơ sở đó phát triển tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo cuỉa học sinh trong lao động.

+ Giúp họ định hướng và lựa chọn ngành nghề trên cơ sở hiểu rõ năng lực của bản thân, triển vọng và nhu cầu phát triển ngành nghề của địa phương và cả nước.

Trong điều kiện thực tế hiện nay, nhiệm vụ giáo dục lao động kĩ thuật cho học sinh trong nhà trường phổ thông được cụ thể hóa:

+ Lựa chọn nội dung, hình thức lao động sản xuất vừa sức, phù hợp với cơ chế thị trường và điều kiện thực tế của nhà trường ở từng vùng kinh tế.

+ Phát triển các trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề ở các Quận, Huyện.

+ Tăng cường chỉ đạo hoạt động lao động hướng nghiệp của học sinh các dân tộc miền núi, đặc biệt các trường phổ thông dân tộc miền núi.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LÝ LUẬN GIÁO DỤC doc (Trang 40 - 41)