Ngôn ngữ giễu nhạ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết thần thánh và bươm bướm của đỗ minh tuấn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 86 - 90)

Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi phải có tiếng nói riêng, ngôn ngữ là yếu tố thể hiện một cách trực tiếp yếu tố riêng ấy. “Tác giả không chỉ đứng bên ngoài mà còn ngay bên trog nó, tác giả không chỉ miêu tả cái “ngôn ngữ” ấy mà… còn nói bằng “ngôn ngữ ấy”[50,149]. Ngôn ngữ là nơi giao hòa của các dấu hiệu nổi bật nhất, là nơi biểu hiện một cách tập trung những nét cá tính độc đáo trong sáng tạo của tác giả. Có thể khẳng định ngôn ngữ là một trong

những yếu tố thể hiện phong cách riêng của tác giả. M.Bakhtin đã ví một văn bản tiểu thuyết với bản tổng phổ một bản giao hưởng, và rút ra kết luận: “người viết văn xuôi nào chỉ biết nói cái của mình, bằng ngôn ngữ của mình, không biết nói cái của mình bằng ngôn ngữ của người khác (trong đó có ngôn ngữ của nhân vật), không biết đưa vào và “phối khí” trong câu văn của mình những tiếng nói khác nhau ở ngoài đời thì người đấy dù cố gắng thế nào cũng chỉ viết được những sáng tác bề ngoài rất giống với tiểu thuyết nhưng không phải là tiểu thuyết. Việc xây dựng ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt ở tiểu thuyết mang ý nghĩa quan trọng có thể tạo ra nhiều tiếng nói khác nhau. Tiểu thuyết là thể loại mà ngôn ngữ “mang tính tham chiến cao hơn hẳn so với các loại hình văn học khác. Ngôn ngữ tiểu thuyết “không tuyệt giao với ngôn ngữ thơ ca nhưng nó kiêu hãnh đứng tách ra như một ngôn ngữ văn xuôi đích thực”.

Trong tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm tác giả sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng tiêu biểu và nổi bật nhất là ngôn ngữ giễu nhại. Tất cả ngôn ngữ mà nhân vật trong tiểu thuyết sử dụng dường như đều mang tính mỉa mai chua chát

Giác là nhân vật làm cho người đọc phải ghê rợn nhất bởi thái độ đối với dòng họ tổ tiên và bàn tay ghê tởm giết người của hắn. Và đây cũng chính là nhân vật để lại trong chúng ta nhiều trăn trở suy tư, tương lai đất nước sẽ đi về đâu khi một bộ phận thanh niên mang những suy nghĩ thật kỳ quái. Đang học trường thể thao ở Từ Sơn Bắc Ninh, nhiễm thói đua đòi bạn bè, nó bỏ học về quê lêu lổng. Là thứ chẳng học hành, hiểu biết chuyện gì, nhưng nói chuyện bằng ngôn ngữ chính trị sắc bén và sinh động, nào là “bom hạt nhân”, nào là “Hồi giáo cực đoan”, “thoả hiệp”, “xử nhũn”, “bấm nút”, “bom nguyên tử”… Với tính cách như vậy nên nó luôn xem thường quá khứ, những gì mà cha ông ta nghìn đời xây dựng, tất cả với nó chỉ là

những thứ lạc hậu “Này ông đừng có giở giọng phong kiến ra với con cái thế nhé! Bây giờ không phải là cái thời lạc hậu mà các cụ…” Rồi hắn khám phá ra một thứ vũ khí lợi hại còn hơn cả bom hạt nhân giúp nó chiến thắng mọi đối tượng “Ông đánh nữa tôi đập bát hương ngay”. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ này để giễu nhại một lớp người trong thế hệ thanh niên, không chịu học tập để xây dựng đất nước chỉ biết ăn chơi đua đòi, học theo những thói xấu nhiễm của thị trường phim ảnh.

Thao nhân vật chính của tiểu thuyết là một nông dân cựu chiến binh, một hình tượng nhân vật đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Anh bị xô đẩy vào những diễn biến vô thường của đời sống. Qua nhân vật Thao tác giả muốn khắc hoạ những khát vọng văn hoá mang tính nhân bản của người Việt trước dòng xoay chuyển của cuộc đời đầy biến động. Từ một anh nông dân, Thao bỗng trở thành ông bố Thánh, điều này đôi lúc làm Thao cảm thấy tự hào “Mình đẻ ra Thánh cơ mà, tội gì”, từ đấy Thao kiếm được nghề nhàn hạ là nghi sớ, nhưng vì không được học hành gì nên Thao không biết ghi tiếng Hán, anh tự biện hộ cho mình “Nước nhà độc lập rồi mà vẫn cái thói sính chữ Nho! Thích chữ Nho sang Tàu mà lễ nhé! Ở đây chỉ có chữ Việt thôi”[62,93]. Vốn dĩ không có học thức, không nhận thức đấy đủ được vấn đề nên định hướng sai trong cách dạy con cái, trước thói trăng hoa chơi bời của Minh - đứa con anh thấy nó giống mình nhiều nhất và đặt niềm tin lớn, anh có những suy nghĩ quá buông thả: “Ối dào, chửa thì nạo, bây giờ kỹ thuật tiên tiến lắm, roẹt cái xong ngay”. Với cách suy nghĩ và định hướng này cho con cái, Thao sẽ tàn phá hư nhiều thế hệ sau này. Rồi chuyện anh bỗng dưng trở thành ông bố vợ của Jôn – con trai nghị sĩ Mỹ, cũng làm cho Thao cảm giác hồi hộp lo lắng về diện mạo của mình, khoe với mọi người về công tác chuẩn bị đi Mỹ sắp tới: “Mua súng để nếu có sang Mỹ thì dùng, ở bên đấy đắt lắm. Ở Mỹ mà không có súng khác gì ở quê không có tổ tôm”. Đây là những ngôn ngữ thể hiện ấu

trĩ trong suy nghĩ, chắc chắn sau một chút gì đấy giễu cợt, châm biếm, tác giả vẫn thấy vô cùng xót xa chia sẻ với những thân phận con người vừa đứng dậy sau bùn đen, đã gặp buổi kinh tế thị thị tường thay đổi chóng mặt khôn lường. Nói đến thời buổi kinh tế thị trường đến giờ này những người nông dân bao đời ẩn mình sau luỹ tre làng, với củ khoai củ sắn, họ đang vươn lên, thức dậy sau những giấc ngủ dài cùng hoà mình vào cơn lốc của thời buổi thịnh vượng. Điều này được thể hiện qua ngôn ngữ của từng nhân vật.

Tác giả dùng một loạt những từ trong trường từ vựng của kinh tế thị trường để giễu nhại những con người mang hiểu biết còn quá sơ khai về cơn lốc xoáy kinh tế đó: “hợp đồng”, “dự án”, “ký tắt”, “khu siêu thị”, “vi phạm hợp đồng”, “tạm ứng”… Những con người hiền lành chăm chỉ đó hôm nay họ bắt đầu biết sử dụng những ngôn từ chuyên dụng của ngành kinh tế, nhưng vì hiểu biết còn nhiều hạn chế nên họ dễ bị các thương gia nước ngoài đưa vào “tròng” bởi những dự án ảo.

Đề cập đến vấn đề đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ, chúng ta không thể quên trong tiểu thuyết tác giả còn đưa ra tên của hàng loạt loại côn trùng gần gũi với đời sống của nông thôn Việt: “bươm bướm, bọ hung, ruồi muỗi, thạch sùng, giun đất, bọ chó, sâu bọ, dế, chuồn chuồn…”. Có thể khẳng định rằng với lớp từ chuyên dụng của ngành thực vật này tác giả đã lôi cổ não bộ của người Việt xuống đáy sâu của bùn đen. Bởi họ đang mơ tưởng, ảo vọng, trông chờ, rằng những con côn trùng ấy nằm trong dự án thu mua của nước ngoài với giá hàng ngàn đô la mỹ. Đáng thương thay cho nhận thức ấu trĩ, lạc hậu của người nông dân Việt.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy được biệt tài xây dựng ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính để bộc lộ bản chất của nhân vật, đấy là những cuộc đối thoại giữa bố con Thao, bố con ông Cảnh, dân làng Tây lợi với dân làng Đông Phúc. Có được thành công xuất sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ do tác giả am hiểu

một cách sâu sắc về đời sống nông thôn, về tính cách của họ. Bởi vậy đọc tiểu thuyết chúng ta có cảm tưởng như mình đang được đến thăm một vùng quê nào đó ở vùng Bắc Bộ Việt Nam.

3.3. Nghệ thuật dựng truyện và xây dựng nhân vật của Đỗ Minh Tuấn trong tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm Tuấn trong tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm

3.3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kiến tạo xung đột

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết thần thánh và bươm bướm của đỗ minh tuấn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w