0
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Quan hệ Ch a con

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT THẦN THÁNH VÀ BƯƠM BƯỚM CỦA ĐỖ MINH TUẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN (Trang 61 -74 )

Quan hệ cha con là quan hệ nòng cốt, quan trọng, trong mỗi gia đình Việt. Người xưa thường nói “cha truyền con nối”, bởi thế sinh được con trai là rất quan trọng. Nhưng khi đọc tiểu thuyết này chúng ta luôn cảm thấy mâu thuẫn giữa cha và những đứa con trai là mâu thuẫn gay gắt không thể giải hoà. Mối quan hệ giữa họ chưa bao giờ trở nên tốt đẹp, phải đổ lỗi cho sự thay

đổi nhanh chóng của thời buổi kinh tế thị trường? Hay sự bất đồng quan điểm giữa hai thế hệ?

Quan hệ giữa ông Cảnh và thằng Giác

Bạn đọc sẽ đánh giá như thế nào nếu câu chuyện về cha con nhà ông Cảnh không phải là hư cấu mà đó là những câu chuyện mắt thấy tai nghe? Cậu con trai thì suốt ngày đòi đập bát hương bàn thờ, dám “khủng bố đời sống tâm linh”, còn một ông bố suốt ngày đòi đánh đập con tàn nhẫn, với những lời mắng chửi rất thô tục:

“- Không này! - vừa nói ông Cảnh vừa bất ngờ tạt tai thằng Giác làm nó ngã dúi dụi.

- Ông không được phép đánh tôi. Vi phạm nhân quyền! - Thằng Giác vừa quyệt máu mũi vừa lu loa.

- Này thì nhân quyền này! - Ông Cảnh điên tiết xông tới đấm đạp thằng Giác làm cho nó ngã dúi ngã dụi vào góc bàn - Này láo này! Này ăn cắp này!...

Mỗi cú đấm đá là một câu dằn giọng. Thằng Giác tránh đòn nhảy phóc lên giường, nhao tới bàn thờ bưng bát hương giơ lên

- Ông mà đánh nữa tôi đập đây này!

- Này thì doạ này - Ông Cảnh càng điên tiết hơn, Cầm cái điếu cày phang vào sườn thằng Giác làm cho nó co rúm lại mặt đằng sát khí” [62,29].

Mối quan hệ cha con thật gay gắt, nó diễn ra ngoài sức tưởng tượng của người đọc, nó vượt qua tầm kiểm soát của quan hệ gia đình. Đây là một hiện tượng phổ biến trong rất nhiều gia đình ở xã hội hiện nay, cha chỉ biết đến vũ lực, dạy con không có phương pháp, còn con thì ăn chơi học đòi theo những thói hư tật xấu trên phim ảnh. Quan hệ cha con như thế này thật đáng báo

động, truyền thống tốt đẹp trong từng gia đình đang bị phá huỷ bởi những thế hệ hư hỏng.

Quan hệ giữa bố con Thao

Mối quan hệ giữa bố con Thao cũng căng thẳng không kém gì nhà ông Cảnh, giữa hai cha con không thấy xuất hiện những giây phút thân mật thường thấy trong mỗi gia đình, mà ngược lại chỉ là những giờ phút tranh cải căng thẳng bất phân thắng bất phân thắng bại, rồi những trận đánh kinh hoàng nguy hiểm đến tính mạng của con người. Suốt tác phẩm không thấy có khoảng thời gian nào hai bố con Thao tình cảm, tất cả mối xung đột giữa hai cha con đều xoay quanh thế lực của đồng tiền, vì tiền mà ông bố Thánh ấy phải ăn trộm tiền đặt lễ của con, phải ăn trộm thuốc lá mang vào hố xí để hút. Mâu thuẫn ngày càng tăng lên gấp bội, cho đến khi bùng phát nó không con dừng lại ở những lời tranh cải, mà biến thành những hành động vô tình vô nghĩa không nên xuất hiện trong không gian gia đình. Cũng chính những hành động đó làm cho ông Thánh mất thiêng: “ Thằng chấn không nói không rằng chạy bỏ lên nhà lôi Thao dậy sừng sộ:

- Sao thầy vào buồng chữa bệnh của tôi? - Ai bảo thế? – Thao chối.

- Con Liên chứ còn ai! Thầy lục sách của tôi cho nó xem, rồi bày trò chữa bệnh. Thầy biết gì mà chữa?!

- Mày im đi! Đừng có láo! - Thao tự ái.

- Láo à! Thầy lợi dụng uy tín của tôi để lừa con bé! Già rồi còn dê - Câm ngay! Này thì uy tín này

Thao cầm lên cái ghế con lẳng vào sườn thằng Chấn làm nó kêu “hự” một cái rồi ôm sườn ngã vật ra ngất xỉu” [62,142]. Sau trận đó chấn phải đi cấp cứu ở bện viện may mà cứu được tính mạng.

Cả quan hệ Cha con ông Cảnh, cha con Thao và Chấn đều rất phức tạp, dường như đang đi theo chiều hướng xấu, đây phải chăng do sự thay đổi của nền kinh tế thị trường? nó đang làm đảo lộn mọi giá trị của cuộc sống. Mối quan hệ này là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với tiếng đại hiếu mà ông cha ta đã gìn giữ bao đời.

Quan hệ giữa Thao và Minh

Trong mối quan hệ cha con gay gắt và căng thẳng của thời buổi kinh tế thị trường, thì quan hệ giữa Thao và Minh lại có vẻ êm dịu hơn, vì giữa họ thật nhiều điểm tương đồng. Cái Minh chính là niềm tự hào của ông bố Thánh ấy, Minh ngay từ nhỏ đã tự bộc lộ mình là cô gái thông minh nhanh nhẹn. Lớn lên cô đã biết cách dùng thân thể của mình để kiếm tiền, moi những đồng đô la từ túi những ông Tây, và hơn hết Minh biết bỏ chút ít tiền đó đóng cho nhà thờ họ, vì thế cô đã trở thành niềm tự hào của không chỉ một mình Thao mà cả họ ấy, đặc biệt khi Minh dẫn Jôn- con trai của thượng nghị viện Mỹ về ra mắt cả nhà, và hứa sẽ xây dựng nhà thờ họ. Minh có bản tính hoang dâm như cha của cô, cái mà Thao tự cho rằng con gái mình có số đào hoa, lận đận trong tình duyên. Còn một điểm nữa là sợi dây kết nối hai cha con đó là bản tính tham tiền. Cả Thao và con đang chuẩn bị cho dự án thu mua bươm bướm rất kỹ càng dưới sự trợ giúp của Jôn.

2.2.2.2. Quan hệ vợ chồng

Dù xã hội ngày nay đã có nhiều thay đổi, nhưng người phụ nữ vẫn là người chịu nhiều thiệt thòi đau khổ. Đáng thương nhất trong tiểu thuyết này là vợ Thao, mẹ của thánh Chấn. Trong mối quan hệ với chồng chị luôn phải chịu những thiệt thòi, Thao luôn là người quyết định trong mọi hoàn cảnh, ngay cả trong việc ân ái tình cảm, có đôi lúc chị phải câm lặng trong sự đau khổ để chiều theo ý của chồng mình. Thao sẵn sàng vật vợ trên bờ đê vào lúc nữa đêm để làm tình, để đến nỗi bị mấy anh chàng bắt ếch dấu hết quần áo, rồi bắt

chị làm tình ngay trong điện của thánh Chấn, mặc dù hiểu rằng như thế là vi phạm vào đạo đức nhưng sức mạnh của chị không thể nào chiến thắng được cơn động đực của chồng… Mối quan hệ vợ chồng Thao luôn có những bất hoà trong suy nghĩ và hành động

Bên cạnh vợ chồng Thao, là vợ chồng nhà người bạn đồng chí, vợ chồng Lôi gặp hoàn cản bất hạnh hơn nhiều, sinh phải một đứa bé quái thai nhưng bằng chính tình yêu và nghị lực cuộc sống họ đã đồng tâm hợp lực vượt qua tất cả. Đây là những tình cảm thật đáng trân trọng và cảm động, làm bao người đọc phải rơi nước mắt đau đớn xót xa. Xã hội là tổng hoà của các mối quan hệ, trong đấy quan hệ vợ chồng là một trong những nhân tố chính để duy trì sự sống, vì thế cần có sự hoà hợp và bình đẳng. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học tiên tiến, xã hội ngày càng văn minh hiện đại, quyền sống và quyền bình đẳng của mỗi con người càng được tôn trọng , thì sau luỹ tre làng, nơi một vùng quê nghèo đang bắt đầu bước vào giai đoạn đầu đổi mới của thời buổi kinh tế thị trường, với sự đồng cảm sâu sắc, Đỗ Minh Tuấn thấu hiểu những tâm tư mà người phụ nữ phải chịu đựng trong mối quan hệ gia đình, đặc biệt với chồng - người bạn đời mang theo niềm tin và đầy khát vọng.

2.2.2.3. Quan hệ bạn bè – Đồng chí Quan hệ bạn bè

Cuộc sống ai cũng cần những người bạn để chia sẻ buồn vui, nhưng cũng có lúc chúng ta bị tình bạn cao quý phản bội. Vậy trong thời buổi kinh tế thị trường tình bạn được thể hiện và bộc lộ ra sao?

Một người bạn lâu ngày đến thăm được Thao làm thịt vịt tiếp đãi nhiệt tình, ban đầu mọi việc dường như đang theo chiều hướng rất tốt đẹp. Nhưng đàn vịt được nhuộm sắc đỏ của hoa gạo đã thay đổi tất cả, vì được ăn vịt may mắn đó mà Đồng đánh bạc gặp số đỏ liên tục, tin vào câu chuyện thần kỳ

Thao kể, cậu ta quay lại nhà Thao tìm mua hết số vịt, Thao vì tham tiền bán hết số vịt mà không trừ lại con nào làm giống, cụ Đồ phán việc làm này của Thao là sai, vì thế anh mới tìm cách lên nhà Đồng xin mua lại con vịt về làm giống. Tình bạn lúc này bị một thế lực vô hình che lấp, đồng tiền đã làm thay đổi tất cả, Đồng nhất định không chịu để lại cho Thao con vịt nào làm gốc. Chính việc này làm cho bản tính mafia của Thao được dịp thể hiện, anh mua xăng về đốt cháy hết chuồng vịt nhà Đồng. Lòng tham tiền của cả hai người đã thiêu cháy một tình bạn.

Quan hệ Đồng chí

Nói về tình đồng chí, có lẽ không một người nào không cảm thấy nghẹn ngào xúc động, bởi đấy là những tình cảm cao đẹp và thiêng liêng, tình cảm ấy đã vượt qua nhiều năm tháng chiến tranh bom đạn mất mát thương đau.

Thật tuyệt vời khi trong thời buổi kinh tế thị trường mọi giá trị đều bị thay đổi, đảo lộn, duy chỉ tình đồng đội, đồng chí là không thay đổi. Liên là con của người bạn đồng chí năm xưa, được đưa về đây nhờ thánh Chấn chữa bệnh. Năm xưa ở chiến trường chính Thao đã cứu Toán bố của cái Liên, nhưng đến tận bây giờ Thao vẫn nhiệt tình với con của người đồng chí năm xưa. Đặc biệt trong những ngày sống và chữa bệnh ở nhà Thao có biết bao nhiêu chuyện xảy ra thật bất ngờ, nhưng trong lúc nguy kịch nhất, khi mà lòng tham vô đáy trong Thao chuỗi dậy sắp cướp mất đời con gái của Liên thì tình đồng chí bỗng sống dậy chiến thắng tất cả: “Chỉ còn vài giây nữa là bố có thể bước qua cái khoảnh khắc trần thế, để trở thành một ông Thánh ban phát lộc như con trai mình. Cái ranh giới giữa hai thế giới đã hiển hiện sờ sờ trước mắt, chỉ cần Thao dám trút bỏ áo quần và hình dáng của người cha và gạt bay bông hoa gạo cuối cùng. Nhưng chính lúc âý bàn tay Thao chạm vào vết sẹo sau lưng Liên - vết sẹo có từ năm mười tuổi từ sau khi Liên bị ngã vào cọc sắt. Cái vết sẹo quái ác như một quả bom nổ chậm già sẵn trong ký ức, nó làm nổ tung

những hình ảnh vùi trong quên lãng, làm Thao chợt thấy như đang chạm sâu vào vết sẹo của Toán, Thao sững sờ, sực tỉnh lại và lẳng lặng đi ra mở cửa sổ cho gió thổi những hạt mưa li ti bắn vào mặt”[62,127-128]. Nếu như không có những năm tháng cùng nhau chiến đấu ở chiến trường ác liệt thì chắc rằng sự trong trắng ngây thơ của Liên đã bị một kẻ tham lam như Thao xâm phạm.

Không chỉ đối với Toán mà với Lôi, Thao cũng hết mình vì bạn. Lôi là nạn nhân đau đớn của chiến tranh, đất nước đã hoà bình nhưng bóng dáng của chiến tranh còn hiện hữu trong ngôi nhà ấy với hình hài của đứa bé nhiễm chất độc màu da cam. Thao khi lên thăm đồng chí cũ vô cùng đau đớn xót xa, kỳ lạ thay đứa bé ấy chỉ sống quanh năm bằng hương bưởi nhưng rất hiếm có cây bưởi nào nở hoa quanh năm. Rồi niềm vui cũng hé mở khi khi người ta mách ở ngôi làng Đông Phúc có cây bưởi thần ra hoa quanh năm. Vậy là Lôi quyết định cứu đứa bé bằng cách hàng ngày thuê người đi xe máy mấy chục cây số để hái hoa bưởi. Nhưng đau khổ lại ào về khi nghe tin có dự án sân gofl gì đó người ta sẽ phá cây bưởi. Khi nghe được tin dữ này chính Thao cũng bàng hoàng sững sốt, từ bỏ công viêc ở nhà xin cùng bạn đi theo để tìm hiểu xem sự việc thế nào. Ở đây, Thao cùng người đồng chí của mình chiến đấu chống lại kẻ xấu để ra sức bảo vệ cây bưởi, bảo vệ sự sống mong manh nhỏ bé cho đứa bé tội nghiệp kia. Không chỉ vậy Thao còn viết thư cho cô con gái với thiện ý nhờ cậu con rể tương lai tìm xem có thứ hương nào tự sáng chế có thể dùng thay thế cho hương bưởi. Xoay quanh mối quan hệ trong gia đình ngoài xã hội có nhiều lúc Thao mắc những sai lầm đáng tiếc, nhưng trong mối quan hệ đồng chí chưa bao giờ Thao làm người đọc phải thất vọng. Tình cảm cao đẹp ấy đã được thử vàng, tôi luyện qua bao năm tháng của chiến tranh ác liệt, nên đến tận bây giờ không có một sức mạnh nào cám dỗ được, kể cả sức mạnh vạn năng như đồng tiền.

Làng Việt Bắc Bộ là nơi bao đời nay cư dân Việt cư trú, lao động, sản xuất và tổ chức mọi sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt tinh thần; đồng thời là nơi cố kết quan hệ dòng tộc, xóm giềng. Làng là mô hình để người xưa theo đó mà mở rộng ra xây dựng tổ chức quốc gia đô thị. Làng còn là pháo đài để chống giặc ngoại xâm cùng mọi yếu tố ngoại lai, bảo vệ sự bình yên cho dân tộc cho đất nước. Làng chính là hệ thống những giá trị hình thành qua bao đời, và chính là công cụ là phương tiện tổ chức và duy trì các mối quan hệ hàng ngày. Nó đã đi sâu vào ký ức của người Việt Nam bằng hàng loạt những giá trị vật chất và tinh thần gần gũi, thân thương. Như vậy qua bao nhiêu năm tháng làng chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn Việt, là một truyền thống văn hoá không thể thiếu đối với những người Việt Nam chúng ta. Nhờ có sức mạnh đoàn kết giữa làng nọ với làng kia mà một dân tộc nhỏ bé như chúng ta mới có đủ sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù nguy hiểm. Nhưng đến hôm nay với sức mạnh vũ bão của thời buổi kinh tế thị trường, tình làng nghĩa xóm dần thay đổi.

Chúng ta phải suy nghĩ như thế nào khi nhìn thấy hình ảnh làng nọ mang tất cả vũ khí có sẵn sàng uy hiếp làng kia. Ngày xưa cha ông ta từng đoàn kết hai ngôi làng để chống Tây còn ngày nay vì đồng tiền của Tây hai làng ấy lại mâu thuẫn với nhau: “Không phân biệt cây làng nọ với đình làng kia nữa! Văn hoá làng xã lạc hậu lâu lắm rồi! bây giờ phải “tư ruy” theo quy hoạch của dự án bao trùm cả diện tích hai làng… phải coi đây là một trận Điện Biên Phủ của xã ta! hạ được cây bưởi chính là hạ được đồi A1” [62,386]. Mà không khí đúng là không kém gì trận đánh đồi A1: “Bảy tám chục người lớn bé già trẻ cầm gậy gộc, đòn càn, cuốc thuổng ào ào kéo sang làng Đông Phúc. Đám người xông vào nhà cụ trưởng họ Bùi không gặp lại kéo nhau ra gốc bưởi” [62,304]. Vậy là cây bưởi trở thành kẻ thù ngăn cản những người dân này đến với những đồng đô la có giá trị và chắc chắn cây bưởi ấy sẽ đón nhận kết quả thảm khốc vô cùng đau đớn.

Thời cuộc đã thay đổi, mọi suy nghĩ tư duy của con người cũng đổi khác, họ không còn đề cao mối quan hệ cộng đồng làng xã, mà họ đang mải mê với những hợp đồng kinh tế, những đồng đô la sang trọng, những dự án đầu tư có thế thu lợi nhuận cao. Tất nhiên, thời cuộc mở cửa chúng ta phải đầu tư xây dựng đất nước, nhưng không vì cái lợi trước mắt mà trở thành những kẻ bạc ác vô lương tâm, trở thành những kẻ giết người, chà đạp lên những giá trị văn hoá tinh thần cao quý.

2.2.3. Mối quan hệ giữa con người với “thần thánh” trong tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT THẦN THÁNH VÀ BƯƠM BƯỚM CỦA ĐỖ MINH TUẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN (Trang 61 -74 )

×