TRONG TIỂU THUYẾT THẦN THÁNH VÀ BƯƠM BƯỚM

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết thần thánh và bươm bướm của đỗ minh tuấn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 28 - 36)

2.1. Hiện thực được nhận thức, phản ánh trong tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm thánh và bươm bướm

2.1.1. Hiện thực xã hội nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập

Đất nước ta suốt mấy nghìn năm dân cư tuyệt đại đa số là nông thôn, sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, cho nên mọi nề nếp làm ăn, sinh hoạt, cho đến cả cách cảm nghĩ và ứng xử của mọi người, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng của nền kinh tế và tư duy nông nghiệp cổ truyền. Đây là một đặc điểm có tính tất yếu, in đậm trên sáng tác văn học thời kỳ lịch sử. Trước khi đi sâu tìm hiểu về bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm, chúng tôi xin được nhìn văn xuôi viết về nông thôn trước thời kỳ đổi mới 1986. Đầu tiên, đến với tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn chúng ta bắt gặp những bức tranh quê nơi thay đổi không khí và hứa hẹn cảm giác mới của những chàng trai thị thành đã chán sự ăn chơi hưởng lạc hoặc mệt mỏi trên con đường săn đuổi hạnh phúc và giải phóng cá nhân. Đặc biệt là những trang viết của Thạch Lam, mặc dù ông không trực tiếp miêu tả nông thôn, nhưng qua những tác phẩm ấy chúng ta vẫn cảm nhận được một cuộc sống tù túng, chật hẹp, tối tăm, mòn mỏi… của nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Đến với những trang viết về nông thôn, chúng ta không thể không nhắc tới những sáng tác của dòng văn học hiện thực phê phán, với các tên tuổi nổi tiếng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao… Những tác giả này đã miêu tả khái quát được bức tranh về thực trạng đen tối của nông thôn thời bấy giờ. Đó là nông thôn với cảnh sưu cao thuế nặng, những cảnh bóc lột rất tàn nhẫn, trắng trợn (Bước đường cùng, Chị Dậu, Chí phèo…) Đây là những trang viết

vô cùng xúc động của những tài năng tâm huyết, lên tiếng đòi hỏi quyền sống, quyền làm người. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, diện mạo nông thôn có sự thay đổi lớn. Nông thôn bây giờ là một hậu phương bao la với những làng quê bình dị, thân thuộc, chứa đựng bao tiềm lực, đảm bảo cho cuộc kháng chiến lâu dài đi đến thắng lợi cuối cùng. Rồi miền Bắc đi lên Chủ nghĩa xã hội với các công cuộc cải cách ruộng đất, hợp tác hoá nông nghiệp, tất cả đều trở thành đề tài “nóng” của văn chương. Văn xuôi viết về nông thôn từ năm 1975 - 1986 diễn ra trong bối cảnh của xã hội gay gắt, với những tổn thất trong chiến tranh, nền kinh tế tự cung tự cấp, chế độ Xã hội chủ nghĩa bắt đầu bộc lộ những khuyết điểm. Trên đây là cái nhìn khái quát về bức tranh nông thôn trong một thời gian dài của lịch sử. Nhưng có lẽ, chưa bao giờ nông thôn lại thay đổi một cách đáng ngờ như trong tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm của Đỗ Minh Tuấn. Chưa bao giờ có một giai đoạn nào trong lịch sử mà nông thôn trở nên “ngờ nghệch, đáng thương” như vậy. Họ dễ sa ngã vào những tin đồn không có thật, họ đang chạy theo một thế lực vô hình nhưng có một sức mạnh vô biên - thế lực đồng tiền, vì tiền mà họ bất chấp đạo đức và nhân nghĩa, sẵn sàng chà đạp lên những gì thiêng liêng cha ông ta đã gìn giữ suốt mấy nghìn năm của của chiều dài lịch sử. Chính thời buổi kinh tế thị trường và hội nhập đặt người nông dân vào nhiều hoàn cảnh trái ngang. Họ vừa muốn cố gắng giữ những mảnh đất của cha ông để lại, vừa muốn khai thác để kiếm lời. Đỗ Minh Tuấn hơn ai hết, ông rất hiểu tâm trạng này của những người nông dân, trong một lần trả lời phỏng vấn ông tâm sự: “Tuy nhiên từ những ngày đổi mới đến nay, chính những người nông dân ấy phải hiến tặng mảnh đất, như là một phần máu thịt của đời mình cho các dự án sân golf, các khu công nghiệp, đô thị mới. Vẫn biết xu hướng đổi mới và hội nhập kinh tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu là không thể cưỡng lại được. Nhưng, với tư cách là một đứa con của làng quê nghèo Việt

Nam, tôi muốn cảm thông và chia sẻ với họ”. Theo chúng tôi cảm nhận, nông thôn mà tác giả phản ánh ở đây là một nông thôn có nguy cơ “tân diệt văn hoá”; sự “xổng chuồng” của những dục vọng…Và dường như tất cả mọi giá trị đang bị diệt vong. Như vậy, so với nông thôn những thời kỳ trước thì nông thôn thời kỳ đổi mối và hội nhập còn có nhiều vấn đề phức tạp hơn nhiều, nó để lại trong lòng bạn đọc nhiều sự trăn trở, lo âu. Qua bức tranh nông thôn này, Đỗ Minh Tuấn muốn gióng lên một hồi chuông thức tỉnh đối với những con người u mê tăm tối, cảnh tỉnh đối với các cấp chính quyền về sự xuống dốc của đạo đức truyền thống văn hoá ở nông thôn trong thời buổi kinh tế thị trường.

2.1.2. Hiện thực đời sống, văn hoá, đạo đức, tâm linh ở nông thôn thời kinh tế thị trường thời kinh tế thị trường

Đỗ Minh Tuấn quả là một nghệ sỹ tài hoa. Ông đã gây rất nhiều bất ngờ với bạn đọc trên nhiều mảng nghệ thuật khác nhau. Với sự ra đời của tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm, ông làm cho người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bởi khi đọc và khám phá tiểu thuyết này chúng ta không chỉ thấy được hình ảnh của nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, với những tâm tư khát vọng số phận của người nông dân, mà chúng ta con thấy sự “tận diệt” của văn hoá Việt Nam. Tiểu thuyết này viết hoàn toàn tự do, rất ngẫu nhiên, tất nhiên có sử dụng nghệ thuật cường điệu hoá, nhưng phần nào vẫn phản ánh được hiện thực văn hoá ở nông thôn. Nhận định về vấn đề này Hữu thỉnh có viết: “Thần thánh và bươm bướm của Đỗ Minh Tuấn đã cho thấy sự thiếu hụt thảm hại về văn hoá ở nước ta vào nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Với trình độ văn hoá ấy khó mà nhìn thấy tương lai nào cho nông thôn Việt Nam. Không thể nói khái quát của Đỗ Minh Tuấn là tuyệt đối chính xác. Có người cho Đỗ Minh Tuấn cường điệu, nhưng có cường điệu như vậy các hiện tượng đáng buồn quái dị kia mới hiện hình đầy đủ và ấn

tượng để cho ta lo lắng”. Thật ra, chúng tôi cho rằng tất cả những gì tác giả tiểu thuyết này phản ánh không phải do tưởng tượng hư cấu, mà bởi nông thôn thời nay cũng đang thay đổi theo chiều hướng đáng buồn như thế. Phong Lê cho biết: “Nông thôn không bình lặng mà nổi cộm lên biết bao nhiêu bi kịch, sục sôi bao nhiêu vấn đề cần giải quyết, không chỉ ở các vấn đề sản xuất, lao động, no đói, giàu nghèo, về điều hành quản lý, về tham nhũng bóc lột… mà toàn bộ các mặt phức tạp, bền bỉ của đời sống tâm lý tinh thần”[34,139]. Đúng như vậy, vấn đế của nông thôn hiện tại là đời sống tinh thần, từ những mặt phức tạp của chiều sâu tâm lý kéo theo hàng vạn những vấn đề cấp bách cần cả xã hội lên tiếng và quan tâm. Trong một bài tiểu luận trong cuốn Ngày văn học lên ngôi, Đỗ Minh Tuấn đã cảnh báo về sự diệt tộc của văn hoá: “Người Do Thái, phải sống lang thang phiêu bạt trên nhiều xứ sở, nhưng dân tộc họ không bị huỷ diệt vì họ còn giữ được văn hoá của người Do Thái” [61,37]. Nay mất đi văn hoá, bị diệt tộc về văn hoá, thì dù đất đai lãnh thổ vẫn còn, thậm chí còn được mở mang thì dân tộc vẫn tiêu vong, chỉ còn là cái bóng của một dân tộc khác. Mất văn hoá còn nguy hiểm như vậy, mất tâm linh còn nguy hiểm đến đâu? Mất tâm linh là mất khả năng phục sinh văn hoá. Đó là sự tận diệt của một cộng đồng.

Câu chuyện được bắt đầu bằng hình ảnh cây gạo nở hoa bốn mùa và phun xuống làng Bái Hạ một màu đỏ chót. Vốn là một nét đẹp tâm linh, mang tính truyền thống, bây giờ dưới ảnh hưởng của những tưởng tượng, những mẫu chuyện thêu dệt, những tin đồn nó trở thành sự hoảng sợ, ma quái, và rất hoang mang. Cả dân làng thi nhau ra gốc cây gạo để cúng bái, đến nỗi cậu Chiến chủ tịch xã phải phát lệnh cấm mê tín dị đoan. Nhưng tin đồn và những mẫu chuyện được thêu dệt hoàn hảo, vẫn làm cho người ta nghi ngờ… vì thế: “Rút cục, vác súng ra canh gốc gạo không cho dân làng cúng bái nhưng mấy anh dân quân lại gác súng thắp hương cúng bái. Kíp này đuổi kíp kia, lần lượt

các dân quân du kích trong làng thay nhau cúng bái. Thành ra, tiếng là xã nghiêm cho dân quân vác súng chống tự do tín ngưỡng, nhưng thực tế là quá nửa gia đình trong làng đều có người vác súng ra cây gạo cúng bái công khai”[62,9]. Tác giả tiểu thuyết phải chăng cũng quá đau buồn khi phải buông câu văn chua xót: “chỉ có mấy gia đình ông già bà cả không có người tham gia đội du kích là thiệt thòi không được tham dự vào guồng tham nhũng tập thể của làng”[62,9]. Cây hoa gạo ấy bỗng dưng làm xáo trộn đời sống của dân làng, vịt bơi trong ao có màu đỏ của hoa gạo giờ cũng không biết bán cho ai, vì chẳng ai dám đụng đến chốn ma quái ấy. Không chỉ là cây hoa gạo ở làng Bái Hạ, mà bên làng Đông Phúc cũng xuất hiện thứ cây lạ, đấy là cây bưởi ra hoa quanh năm. Nhưng rồi thứ cây thiêng đó cũng trở thành món hàng kinh doanh siêu lợi nhuận của bọn buôn thần bán thánh: “Người ta đồn rằng vợ chồng gặp nhau dưới gốc cây bưởi này thì sẽ sinh quý tử, nếu không thì cũng tăng tuổi thọ, gặp may mắn trong làm ăn. Thế là gốc cây bưởi hình thành một chợ tình khá độc đáo. Làng cử người bán vé qua cửa rất cao, năm mươi ngàn một vé, vậy mà mỗi ngày có hàng trăm đôi kéo đến lăn lóc mây mưa dưới gốc cây thiêng. Lưng chàng đón hoa mới rụng, lưng nàng đè lên hoa cũ, hàng chục đôi trai gái ướp hương lăn lộn bên nhau mà không thấy ngượng ngùng vì ai cũng nghĩ mình như đứa trẻ nương nhờ vào bóng Phật. Nếu các ông chồng tiện đường qua đây không có vợ đi cùng thì đã có chị em sẵn sàng phục vụ. Các dịch vụ ăn theo như cho thuê chiếu, bán rượu bổ dưỡng… xuất hiện ngày càng nhiều”[62,209]. Có hiện tượng lạ này bởi cây hoa bưởi được trồng trước đền của ông tướng họ Trần, mà ông về báo mộng Đức Di Lặc sẽ đi qua vùng này và ngồi nghỉ chân dưới gốc cây bưởi vào mùa hoa thứ một trăm. Trước một ngôi đền thiêng liêng mà người ta vẫn ngang nhiên thực hiện “chuyện ấy”, rồi không chỉ vậy, đây dường như còn bị biến thành chỗ mua bán dâm công khai được mọi người nhiệt tình ủng hộ. Cây gạo và cây bưởi thay nhau

nối nhịp cho mọi diễn biến trung tâm các câu chuyện trong Thần thánh và bươm bướm. Có thể nói, đó là nền tảng tâm thức cộng đồng với đôi bờ thiện ác được hiện ra như nền móng tinh thần của câu chuyện, như một bè trầm của một nền giao hưởng, trên đó, các tầng quan hệ rối ren, hỗn độn và bất trắc trong thời đại mới cất lên những giai điệu bản năng, tham vọng, khát vọng, ảo vọng và giằng xé của người nông dân Việt trong thời buổi kinh tế thị trường. Và, cây gạo, cây bưởi, cái nền tảng tâm linh tưởng là bắt rễ sâu trong tâm thức của người Việt, cư trú vĩnh viễn trong văn hoá Việt, rút cục cũng bị kinh tế thị trường biến thành những hàng hoá tâm linh quái dị, bị nổ tung, bị bứng đi một phương trời hoàn toàn khác. Đây chính là hình ảnh ẩn dụ về sự diệt tộc tâm linh, nguy hiểm hơn là cả sự diệt tộc về văn hoá. Nói về đời sống văn hoá tâm linh thì trong thuyết này còn có hình ảnh đáng chú ý, đấy là lão ăn mày. Từ một người ăn mày lão bỗng dưng trở thành niềm ngưỡng vọng của cả làng. Nhà ai có việc gì quan trọng đều muốn mời lão tham gia, ngay cả những việc như cưới xin, nhà mới… Rồi đáng chú ý nhất là thằng Chấn, một cậu con trai làng mới lớn dở dở ương ương bỗng một hôm tự dưng được phong thánh, được tôn thờ cúng bái như thần thánh, thậm chí còn được ăn lộc nhiều hơn cả thánh. Ngộ hơn nữa là bố mẹ cậu ta từ những người nông dân “chân đất, mắt toét” nghiễm nhiên được tôn thờ được dựng tượng trong lòng mọi người y như “bố thánh, mẹ thánh”. Từ đấy cậu ta tha hồ hành nghề mê tín dị đoan, với những cách chữa bệnh thật kì quái - chữa bệnh bằng tình dục, cách chữa bệnh này đã thu hút hàng trăm các bà các cô.

Không hiểu rồi đây tương lai của nông thôn Việt Nam sẽ đi về đâu? Nếu như tương lai của một dân tộc, một đất nước phần nhiều phụ thuộc vào thế hệ trẻ thì nhìn lớp trẻ được xây dựng trong tiểu thuyết chúng tôi thấy thật hoài nghi và đầy lo lắng. Một ông thánh trẻ tuổi suốt ngày chìm đắm trong hương khói, những trận lạc thú với phương pháp chữa bệnh bằng tình dục với

các bà các cô xinh đẹp: “Thoạt nhiên, thằng Chấn đưa các cô vào buồng, giở sách ra cho xem hình ảnh các tư thế giao hợp chữa bệnh để các cô yên tâm đây là chuyện khoa học tâm linh. Rồi nó thắp hương nghi ngút quỳ bên các cô khấn vái rì rầm, rồi lên đồng mắng mỏ các cô, lệnh cho các cô cởi hết quần áo cho thánh đuổi ma và làm phép linh dâm”[62,103]. Chưa hết, cô gái làng tên Minh, chị gái của thánh, con của bố thánh, do có nhan sắc và có cặp đùi khoẻ dài, ra thành phố làm cave trúng mánh vì đắt hàng. Minh moi được rất nhiều tiền từ túi của các ông tây, ông Nhật háu gái đem về công đức xây đền chùa ở làng, nên Minh trở thành niềm vinh dự của cả họ, khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi. Có lẽ thảm hại hơn cả là hình tượng của Giác một kẻ tham lam, sẵn sàng “khủng bố tâm linh” đập vỡ bát hương trên bàn thờ gia tiên, giết người rồi chạy trốn sang mỹ. Cô Tỉnh em gái của Giác bị bố mắng đánh suýt treo cổ tự tử, may có ông lão ăn mày đến cứu. Cậu phó bí thư thanh niên đặt mìn phá đổ cây bưởi chỉ vì lợi ích viễn vông. Thế hệ này, ở đây đầy sự vô cảm, chỉ biết lợi. Nó hầu như được nhào nặn hoàn toàn bởi các phương tiện truyền thông với đủ loại thông tin làm cho con người mất đi bản lĩnh tự chủ. Tương lai của Việt Nam sẽ đi về đâu khi thế hệ trẻ là một lớp người như thế, người đọc chắc hẳn phải hoài nghi, đầy băn khoăn trăn trở… Những viên gạch lát về đạo đức, những hòn đá tảng về văn hoá đang gặp nhiều thử thách. Đọc Thần thánh và bươm bướm ta thấy rõ sự thảm hại về văn hoá của của nông thôn Việt Nam trong thời buổi kinh tế thị trường, chúng ta hãy xem suy nghĩ của Giác - một thanh niên đầy triển vọng: “Làng Đông phúc có dự án đầu tư các cụ không chịu cho phá chùa để xây sân golf. Lạc hậu u mê quá! Giữ làm gì cái chùa tối om, mù mịt, khói hương và toàn các bà già ê a lễ bái. Trên VTV3 người ta chiếu nhiều cảnh chơi tennis, chơi golf trên thế giới, chứ có mấy khi chiếu cảnh cầu kinh đâu”[62,36]. Lứa tuổi thanh niên ở nông thôn ít học ăn chơi đua đòi không hiểu biết gì về tình hình chính trị của thế giới, nhưng thích sử dụng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết thần thánh và bươm bướm của đỗ minh tuấn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w