Con người bản năng tự nhiên

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết thần thánh và bươm bướm của đỗ minh tuấn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 49 - 53)

Tiểu thuyết không ngần ngại miêu tả chất sắc dục, tình yêu nhục thể là một lĩnh vực riêng của mỗi cá nhân. Miêu tả con người tự nhiên, khai thác những yếu tố tích cực của con người tự nhiên là một khía cạnh nhân bản của văn học [36,227]. Những tình cảm hết sức tự nhiên chân thật và cũng rất người được tác giả đưa lên trang viết một cách nhẹ nhàng theo đó nhân vật cứ dần hiện ra với bao cảm xúc tự nhiên, đời thường. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới làm thay đổi quan niệm con người. Cái bản ngã cá nhân là một yếu tố trung tâm giúp nhà văn đi sâu khám phá con người. Không phải đến tiểu thuyết sau 1975, con người bản năng tự nhiên mới xuất hiện. Những tác phẩm của Nam Cao và Vũ Trọng Phụng đã bước đầu khám phá về nó. Tuy nhiên mãi đến sau 1975, các nhà văn mới dám nhìn nhận con người với những khát vọng bản năng như là một lẽ tự nhiên vốn có của con người. Đỗ Minh Tuấn một nghệ sỹ đa tài, ông không ngần ngại đưa đến với bạn đọc những trang viết đầy chất tự nhiên khi viết về con người với những ham muốn nhục thể. Trong lần trả lời câu hỏi của phóng viên về giá trị của tình dục trong văn chương nhà văn có nói: “Nhà văn mô tả tình dục hay chiến tranh không phải để khơi gợi dục vọng hay bạo lực. Phải coi tình dục hay chiến tranh là thứ “nước quỳ” để nhúng nhân vật vào, làm hiện hình những sắc thái, những cạnh khía tiềm ẩn trong chiều sâu của nhân cách. Thao bị hấp dẫn bởi những hoạt động chữa bệnh bằng tình dục của cậu con trai xưng thánh, rồi bày mưu định chiếm đoạt Liên, con gái người đồng đội trong điện thờ của con trai. Đó là những hoạt động tình dục của con người bình thường. Nhưng cách ứng xử của Thao trước thân thể nõn nà của cô bé 17 tuổi lại bộc lộ một khía cạnh nhân văn trong cốt cách người cựu chiến binh”. Như tác giả của tiểu thuyết đã khẳng định, tình dục chỉ xem như thứ “nước quỳ” để nhúng nhân vật vào làm hiện lên khía cạnh con người đang tiềm ẩn bên trong đấy. Thao là nhân vật được tác giả miêu tả với nhiều cảnh làm tình khá độc

đáo, đấy là lúc đi trên nhà Đồng về hắn đã vật vợ trên bờ đê để thoả mãn lòng tham vô đáy của mình, mà không cần biết suy nghĩ của người vợ như thế nào. Hắn hành động như vậy với một dòng suy nghĩ rất mới lạ: “Phương Tây nó đẹp như giời mà nó còn cởi truồng quay phim chiếu lên ti vi cho cả thế giới xem, bố mẹ con cái chúng nó cũng cùng xem cả. Dân mình quanh năm đầu tắt mặt tối, ru rú trong buồng, thảnh thơi ra đường vài phút lại phải lo đối phó với cái nhìn xoi mói của thiên hạ, ba bảy lớp quần áo kềnh càng, nào khăn xếp áo the…”[62,75]. Thao dường như sống đúng với con người bản năng tự nhiên của mình, bắt vợ làm tình ngay trong điện thờ linh thiêng của thằng con trai với suy nghĩ mình con là bố thánh mình đẻ ra cả nó thì mình còn sợ điều gì vô lí. Đặc biệt, Thao mất khá nhiều thời gian cho việc nhìn trộm cách con trai chữa bệnh bằng phương pháp tình dục cho những cô thiếu nữ xinh đẹp. Rồi cuối cùng dẫn đến lòng tham vô đáy muốn chiếm đoạt Liên - con gái của đồng đội cũ ngay trong điện thờ. Nhưng khi nhìn thấy vết sẹo trên lưng của Liên, tình đồng đội trong Thao bừng sáng trở lại, anh quên ngay cái ham muốn của phần “con” trong con người của anh. Cách ứng xử ấy của Thao thật đáng trân trọng. Người cựu chiến binh tên Thao đã dừng lại khi sờ phải vết sẹo trên lưng cô gái 17 tuổi , vết sẹo ấy như đã ghim chặt Thao vào quá khứ, không thể nào thoát ra được. Với nhân vật này, Đỗ Minh Tuấn đã thành công trong việc lột tả một nhân vật rất Việt, rất phổ biến.

Nói đến con người bản năng tự nhiên chúng ta không thể bỏ qua được chúng ta không thể quên được nhân vật Quỳ, một anh chàng Tây đen nghèo túng mà có sức khoẻ vô bờ. Chỉ vì ham muốn tình dục cao độ mà bị vợ bỏ, bao năm đằng đẳng anh chẳng được gần gủi thế giới phụ nữ. Thế rồi: “Nhiều lúc thèm đàn bà lắm ông ạ, định nhảy lên lưng trâu chơi thử xem sao… nhưng lại thấy nó thế nào ấy… kinh bỏ mẹ! mình chứ có phải súc vật đâu”. Những gì tác giả cho nhân vật Quỳ phát biểu đấy là những tư tưởng rất con người, thật

đúng với con người bản năng tự nhiên. Một nhân vật khác, khắc sâu trong tâm trí của người đọc và đấy mới phải là vị Thánh sống thật sự. Qua những trang viết rất độc đáo và sâu sắc cùng với cách miêu tả tâm lí tinh tế, tác giả đã dựng lên một bức tượng đài thật đáng ngưỡng mộ.

Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng của một sư cô khi mà những ánh mắt nhìn cô đầy khát khao vụng trộm của Quỳ hiện lên trong tâm trí của cô: “Cô thở dài trằn trọc trong đêm, cảm thấy ngôi chùa tự nhiên mênh mông hoang vắng quá. Tiếng mưa rơi lộp độp trên tàu chuối sao mà miên man đằng đẵng. Cái anh chàng Tây đen chết tiệt lôi cô trở về với những day dứt trần thế. Cô nhớ nhà thương mẹ, thương em, và thèm cuộc sống trong ký túc xá mà trước đây cô thấy nhốn nháo và uế tạp. Cô thấy cái anh chàng như trâu lăn ấy nhìn bề ngoài thô ráp và trần tục, nhưng có cái gì rất tâm và tội nghiệp”[ 62,345].

“Tinh thần thần thánh” là một sắc thái khá rõ trong văn của Đỗ Minh Tuấn, đã lâu. Nhưng mãi đến khi xây dựng nhân vật sư cô này “thánh tính” mới hiện lên. Và lại phải mượn màu xác thịt mới “lên” được. Dù đã trở sư cô nhưng khi nhìn thấy Quỳ tất cả những năm tháng của quá khứ cứ ẩn hiện trong cô, đấy là những tình cảm rất con người đáng được trân trọng. Trong mỗi con người đều có hai phần, phần “con” và phần “người” hay như Mác đã khẳng định đó là con người tự nhiên và con người xã hội. G.simesnon có nói đến hai loại nhân vật trong tiểu thuyết: Những nhân vật “mặc quần áo” mà dưới những bộ trang phục “xã hội” của họ, khi thì quá rộng khi thì quá hẹp, nhiều khi là con người “tự nhiên” èo ợt và còm cõi, và nhân vật “nude”(khoả thân) tức là những nhân vật được miêu tả ở con người “tự nhiên”, ở bên dưới những trang phục “xã hội”. Con người bản năng con người tự nhiên được miêu tả trên trang viết không phải là sự chế giễu hay phê phán, mỉa mai mà nó ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa mang tính nhân văn sâu sắc.

L.Tôntôi đã từng nói: “mục đích chính của nhà văn là nói đến sự thật về tâm hồn con người nói lên những điều bí ẩn không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ thường”. Đỗ Minh Tuấn đã khắc hoạ thành công những điều mà trước đây rất ít nhà văn nào dám khắc hoạ trên trang giấy. Ông đi sâu vào khai thác thế giới đang tiềm ẩn sâu bên trong mỗi con người, đây những điều thật đáng trân trọng mà không phải với bất kỳ một tác giả nào cũng có thể thành công.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết thần thánh và bươm bướm của đỗ minh tuấn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w