Thái độ của Đỗ Minh Tuấn

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết thần thánh và bươm bướm của đỗ minh tuấn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 74 - 82)

Đỗ Minh Tuấn đầu tiên đã đưa lên trang tiểu thuyết của mình những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội nông thôn thời hội nhập đang được xã hội quan tâm, đặc biệt là những vấn đề sân golf, chất độc màu da cam… đã được thể hiện vừa sinh động vừa có tầm khái quát. Điều này cho thấy Minh Tuấn là người đầy trách nhiệm, vì ông quan tâm đến số phận của hàng triệu người nông dân từ bao đời nay chỉ quen cấy cày trên mảnh đất của mình để làm nên củ khoai, củ sắn, hạt thóc nuôi sống bao thế hệ Việt Nam, làm nên lịch sử của một dân tộc anh hùng, từng “chấn động địa cầu” trong quá khứ giờ đây lại về trước mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc 7 nằm trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, từ ngày đổi mới đến nay, chính những người nông dân ấy phải hiến tặng mảnh đất như là phần máu thịt của mình cho các dự án sân golf, khu công nghiệp, đô thị mới. Vẫn biết xu hướng đởi mới và hội nhập quốc tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu thì không thể

nào cưỡng lại được. Nhưng với tư cách là một đứa con của làng quê nghèo, Đỗ Minh Tuấn muốn cảm thông chia sẻ cùng với họ

Thực ra, viết tiểu thuyết này tác giả không hoàn toàn với dụng ý chê mai mỉa mai những người nông dân nghèo khổ, mà ông còn thể hiện sự cảm thông với họ: Thần thánh và bươm bướm cố gắng chia sẻ với những khát vọng đổi đời, những khát vọng về danh dự và diện mạo thời kỳ hội nhập, những dằn vặt giằng xé trong tâm hồn những người nông dân, những cựu chiến binh - họ vừa muốn ủng hộ các dự án khai thác tài nguyên để đổi đời, vừa day dứt muốn làm người tử tế với nguyên vẹn đất đai và nhân phẩm do tổ tiên để lại. Đồng thời Thần thánh và bươm bướm cũng cố gắng cắt nghĩa cái hành trình cay đắng của người Việt Nam khi họ chuyển từ chỗ ngưỡng vọng thần linh đến chỗ đặt mọi hy vọng đổi đời vào bọ hung và bươm bướm. Rõ ràng viết tiểu thuyết này tác giả hoàn toàn không có ý miệt thị, chê bai chế giễu người nông dân mà ông đang cố gắng tìm hiểu lí giải những biến đổi khôn lường của cuộc sống trước thời buổi cơ chế thị trường. Chúng ta cùng nghe lời tâm sự của chính tác giả trong một cuộc phỏng vấn: “Đó là cái nhìn của một đứa con thấm đẫm ký ức văn hoá của thời xưa với những ấn tượng sâu sắc về cây đa bến nược đọng lại từ tuổi ấu thơ. Có độc giả nhận xét tôi hiểu nông dân. Hiểu có thể chỉ là một hành vi nặng về lý trí. Tôi nghĩ ở đây có một cái gì còn hơn cả hiểu, đó là sự nhập thần của một nhà thơ, một đứa con, một con đồng - nghệ sĩ vào những số phận của người nông dân mà ít nhiều đồng cảm, muốn chia sẻ với họ từng khát vọng, từng nỗi đau, từng ý nghĩ…”

Chương 3

BÚT PHÁP TẠO DỰNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬTTIỂU THUYẾT THẦN THÁNH VÀ BƯƠM BƯỚM TIỂU THUYẾT THẦN THÁNH VÀ BƯƠM BƯỚM

3.1. Bút pháp hiện thực - huyền ảo của Đỗ Minh Tuấn trong tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm thuyết Thần thánh và bươm bướm

3.1.1. Khái niệm về bút pháp hiện thực - huyền ảo

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Bút pháp là cách thức hành văn, dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó”[24,24]. Trong một tác phẩm văn xuôi tụ sự, bút pháp nghệ thuật là tất cả các yếu tố nghệ thuật, các thủ pháp nghệ thuật được nhà văn vận dụng để tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm ấy. Đó là các yếu tố thuộc về cách tạo cốt truyện, tố chức sự kiện, cách xây dựng nhân vật, cách trần thuật… và các thủ pháp khác trong tổ chức lời văn nghệ thuật. Xu hướng mới trong văn chương cho phép các nhà văn sử dụng nhiều thủ pháp sinh động để có thể khám phá được những biến đổi đa chiều của cuộc sống, và những diễn biến phức tạp ngổn ngang trong tâm lí con người.

Hoà mình trong xu hướng đổi mới đó, vốn là một đạo diễn điện ảnh, một hoạ sĩ, bây giờ là nhà tiểu thuyết, Đỗ Minh Tuấn không ngần ngại xây dựng cho mình một bút pháp mang phong cách rất đặc trưng, đó là bút pháp hiện thực huyền ảo. Đây là bút pháp tiêu biểu trong tiểu thuyết đương đại, bởi với bút pháp này con người không chỉ khám phá được những gì biểu hiện bên ngoài mà còn đi sâu khám phá thế giới tiềm ẩn bên trong, ngổn ngang phức

tạp bên trong nhân vật. Đây là loại bút pháp kết hợp được cả hiện thực và huyền ảo, tất cả thế giới nhân vật được miêu tả trong tiểu thuyết vừa mang yếu tố hiện thực, vừa mang yếu tố huyền ảo. Việc sử dụng yếu tố huyền ảo làm cho thế giới không diễn ra trên mặt phẳng, mà nhiều chiều, nhiều tuyến, nhiều tầng. Sự đan cài giữa ảo và thực trong tác phẩm sẽ góp phần tạo nên sự lạ hoá và sức mê hoặc của hình tượng. Về phía người đọc, khi tiếp xúc với những yếu tố huyền ảo được nhà văn tái tạo lại, họ có thể thả trí tưởng tượng của mình vào một trò chơi rộng lớn và sâu thẳm.

Trong tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm nhà văn xây dựng nhiều yếu tố mang tính huyền ảo, thu hút sự chú ý sâu sắc của bạn đọc. Sự xuất hiện hình ảnh cây hoa gạo, nở hoa bốn mùa, nhuộm đỏ tất cả môi trường sống của người dân xung quanh, ao, hồ, bèo, vịt tắm trong ao cũng mang màu đỏ ối… Rồi chuyện thằng Chấn bỗng dưng xưng Thánh, đặc biệt là hình ảnh cây bưởi nở hoa trắng muốt quanh năm, cùng với khả năng mang lại sức khoẻ sung mãn cho con người. Đặc biệt tác giả tiếp tục khoác lên cây bưởi ấy một sắc màu huyền ảo, khi đứa bé bị nhiễm chất độc màu da cam con của Lôi chỉ sống được nhờ hương hoa bưởi. Thế giới hiện đại không hiện lên như một miền đất hứa mà cũng không ngọt ngào như trong cổ tích mà đầy chua chát, đầy những nghịch lí của cuộc đời. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả sử dụng bút pháp hiện thực huyền ảo khi miêu tả cuộc sống của nông thôn vùng quê Bắc Bộ thời đổi mới, đó là một dụng ý nghệ thuật sâu sắc. Có như vậy ông mới đi sâu khám phá được chiều sâu tâm hồn của từng con người, và phản ánh những gì đang diễn ra thay đổi như bão táp khi bước vào thời kỳ đầu đổi mới. Đây là bút pháp mới ở nước ta bắt đầu phát triển, và chắc chắn có nhiều triển vọng. Với tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm tác giả góp một tiếng nói quan trọng vào những cách tân của tiểu thuyết hiện đại.

3.1.2. Kiểu hiện thực được nhận thức và phản ánh trong tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm Thần thánh và bươm bướm

Kiểu hiện thực được phản ánh trong tiểu thuyết là hiện thực mang tính trào lộng, vừa thực mà lại vừa hư ảo. Thực vì tiểu thuyết này đề cập đến những vấn đề khá phổ biến trong xã hội như chuyện xem bói, chuyện chữa bệnh bằng nghi lễ tình dục, chuyện mua bán côn trùng, chuyện sân golf, chuyện nạn nhân chất độc màu da cam… Nhưng nó mang tính siêu thực vì tiểu thuyết xây dựng những hình ảnh ẩn dụ về khát vọng đổi đời của hàng triệu người nông dân nghèo khổ chân thực xoay quanh thần thánh và bươm bướm.

Những hiện thực được tác giả phản ánh làm cho người đọc phải giở khóc giở cười. Như câu chuyện về lão ăn mày ở đầu tác phẩm, lão chỉ còn việc khăn gói trở về quê với biết bao nhiêu quà cáp, bao nhiêu thứ quý hoá… thế mà lại sinh ra cái ống tiêu cũ để rồi con thạch sùng chui vào cổ họng để lão phải vĩnh viễn nằm lại… Rồi tình huống dở khóc dở cười khi vợ chồng Thao làm tình tên bờ đê bị thằng man ếch lấy trộm quần áo. Vợ thì ở lại Miếu chờ còn chồng thì đạp xe đi xin quần áo khắp nơi, khốn một nỗi vì trời mưa đường trơn nên xe lăn xuống ao bị hỏng phải dắt bộ. Đấy là những thực mang tính trào lộng sâu sắc.

Có người cho rằng chất hiện thực trong tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm là hiện thực huyền ảo kiểu Market. Điều này cũng có thể cho là đúng, nhưng chất huyền ảo trong tiểu thuyết này giống với chất “Liêu trai chí dị” trong truyện của Bồ Tùng Linh hơn, vì nó không chỉ phủ lên đồng quê Việt Nam một sắc thái huyền ảo của thần thoại thiêng liêng, đấy là cây gạo có ma, cây bưởi ra hoa bốn mùa…mà còn thấm vào con người, khiến cho con người cũng trở thành ma quái. Câu chuyện trong tác phẩm xoay quanh chất hiện thực, huyền ảo mơ hồ, tất cả như hư hư thưc thực. Toàn là những sự kiện,

những câu chuyện có thật, nhưng được xây dựng trên những yếu tố mơ hồ. Có thể khẳng định hai hình tượng trung tâm của tác phẩm là cây gạo và cây bưởi. Cả hai cây đều như là có phép lạ, nở hoa bốn mùa, hoa có phép thiêng thâm nhập vào đời sống như các lực lượng siêu nhiên ma quỷ, thần linh.

Câu chuyện bắt đầu bằng cây gạo, nở hoa quanh năm, màu đỏ lan xuống ao hồ tạo nên những bi kịch mới. Gia đình ông Cảnh xuất hiện đầu tiên bắt được hũ vàng và thằng con trở thành kẻ sát nhân. Lão ăn mày ghé qua nhà ông Cảnh cũng bị chết đột ngột. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là nhân vật Thao với hành trình ma ám, cây ám, súng ám, hoa ám, bướm ám. Định mệnh tâm linh xô đẩy anh vào những việc không đâu để cuối cùng bị kết án 7 năm tù vì tội ngộ sát. Rồi hiện thực, theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo tiếp tục được diễn ra ở bối cảnh khác đấy là cây bưởi mang phúc lành như một biểu tượng tâm đức của làng Đông Phúc, những bông hoa bưởi trắng muốt thơm phức bốn mùa trở thành hy vọng sống của đứa con nhiễm chất độc da cam của Lôi. Cây bưởi đang bị đe doạ bởi những dự án sân golf, dân làng Đông Phúc đang quyết tâm giữ lấy phần đất linh thiêng ấy. Chính trong lúc vợ chồng Lôi đang bế con đến gốc cây bưởi để kêu gọi tình thương, Thao cũng mang súng gỉ đến bảo vệ cây bưởi, không muốn đổi lấy một đô thị phồn hoa trong trí óc tưởng tượng của một số người khác suy nghĩ. Nhưng có một làn sóng khác, ma quái, quyết liệt từ những ham hố vật chất, những toan tính thị trường từ làng Tây Lợi và một số người mệt mỏi với truyền thống tâm linh, dần dần biến thành cơn bão quật đổ cây bưởi, làm cho đứa bé đáng thương tội nghiệp phải chết vì mất không gian văn hoá tâm linh. Bên cạnh hình ảnh của hai cây thiêng đó còn xuất hiện một hình ảnh hiện thực vô cùng sinh động, đấy là đàn bướm với khát vọng đổi đời của người nông dân. Họ tin vào dự án thu mua mỗi con bươm bướm với năm nghìn đô, và tiếp tục hy vọng, đặt niềm tin vào những dự

án sân golf, có thể làm thay đổi số phận nghèo khó của những người nông dân quanh năm lam lũ một nắng hai sương.

Dẫu biết rằng hiện thực mà tác giả đang phản ánh có nhiều bịa đặt, đặc biệt là thế giới thần thánh, ma quái, nhưng người đọc vẫn bị lôi cuốn, hấp dẫn, vẫn tin và cảm thấy lo lắng. Có được điều này bởi Đỗ Minh Tuấn đã xây dựng một thế giới của đời thực diễn ra thật sinh động, chân thực, và đặc biệt gây ấn tượng trong một không gian mang tính huyền ảo. Ngay cả cảnh những người nông dân Việt Nam đang say sưa bắt bướm để bán cho các thương gia Đài Loan cũng được tác giả miêu tả dở khóc dở cười. Giống như người xếp ghế trong rạp xiếc, tác giả cũng biết cách nối liền thế giới đời thường chân thực hồn nhiên của những người nông dân bao đời nghèo khó với thế giới nghệ thuật hoàn toàn bịa đặt của những cây thiêng, của bướm ma, để từng bước đưa nhân vật lên tầm cao của sự hoang tưởng, tha hoá và thất bại. Trước không gian tâm linh, không gian huyền ảo, nhân vật cũng bộc lộ như trong thế giới thực. Đấy chính là cách nhận thức và phản án hiện thực vô cùng tinh xảo mang đặc trưng riêng của Đỗ Minh Tuấn.

3.1.3. Đặc sắc bút pháp hiện thực - huyền ảo của Đỗ Minh Tuấn

Với tài năng và tâm huyết của một nghệ sỹ đa tài, Đỗ Minh Tuấn đã xây dựng tiểu thuyết bằng bút pháp nghệ thuật vô cùng độc đáo, đặc sắc. Về cốt truyện Đỗ Minh Tuấn đã ý thức một cách rõ ràng việc cọ xát giữa các mô thức văn hoá, thành thị - nông thôn, nông dân - trí thức, phương Đông – phương Tây, bản địa - ngoại lai, thiêng liêng – trần tục. Từ việc cọ xát ấy bắt đầu tạo ra những tình huống gây cười, nhưng rồi đằng sau tiếng cười hả hê ấy lại là những giọt nước mắt, chua xót cho những cuộc đời đau thương. Đây không phải là tiếng cười độc ác, cay độc mà là cái cười nhẹ nhàng chia sẻ, cảm thông. Cốt truyện vừa mang tính hình sự ly kỳ, vừa mang tính giả tưởng thu hút sự chú ý của bạn đọc từ đầu đến cuối cuốn tiểu thuyết.

Điểm đáng chú ý hơn nữa về bút pháp đấy là thủ thuật phân tích diễn biến tâm lý nhân vật. Trước khi là nhà tiểu thuyết ông đã rất thành công với những thước phim có cảnh phân tích diễn biến tâm lí nhân vật vô cùng sâu sắc. Trong tiểu thuyết này cũng vậy, tính cách, tâm lí, thân phận của nhân vật hiện lên thật rõ nét. Cảnh Thao làm tình với vợ trong đêm mưa, thánh Chấn chữa bệnh bằng tình dục, ông bố Thao thưởng thức thân thể nõn nà của các bà các cô qua khe cửa, cảng những người nông dân đuổi bắt bướm trên cánh đồng… tất cả đều được tác giả tái hiên lại thật sinh động như những thước phim điện ảnh.

Nói về đặc sắc bút pháp trong tiểu thuyết chúng ta không thể không nhắc đến thủ pháp ẩn dụ tượng trưng. Tác giả xây dựng hai hình tượng thần thánh và bươm bướm biểu tượng cho những thế lực vô hình đang xô đẩy tâm trí của người Việt xuống vực sâu thảm hại. Thần thánh chính là những quyền lực siêu nhiên: cây gạo, cây bưởi, con bươm bướm chính là lòng tin ngây thơ của con người vào những dự án thu mua bươm bướm, bọ hung, và những dự án mơ tưởng trong tương lai. Bút pháp của Đỗ Minh tuấn làm người đọc được sống lại với những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và nhà văn Nam Cao, có một cái gì đó thật gần gũi tương đồng, đặc biệt trong những sáng tác của ông vua phóng sự đất Bắc, bao nhiêu năm trông đợi kỳ vọng vào nền tiểu thuyết của nước nhà bây giờ Đỗ Minh Tuấn đã làm được điều đó, thật gai góc, sắc nhọn, thật thâm thuý xót xa. Bức tranh nông thôn Bắc Bộ vào đầu buổi kinh tế thị trường với sự thâm nhập của nền kinh tế nước ngoài có thể sánh ngang với xã hội “chó đểu” thị thành của nước ta những năm 40 trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Đây là thành công lớn của riêng Đỗ Minh Tuấn và tiểu thuyết, nhưng đồng thời cũng là tiếng chuông cảnh báo về sự xuống cấp nghiêm trọng của nền văn hoá nước nhà.

3.2. Giọng điệu và ngôn ngữ giễu nhại của Đỗ Minh Tuấn trong tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm thuyết Thần thánh và bươm bướm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết thần thánh và bươm bướm của đỗ minh tuấn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w