Một trong những lý do tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm tạo được phản ứng đa chiều đối với bạn đọc, đấy là trong tác phẩm của ông sự thật nghiệt ngã về con người độc ác phi nhân tính được phơi bày. Trong tiểu thuyết này ta bắt gặp rất nhiều cái xấu và cái ác đang hoành hành, ở những người già, ở thế hệ mới trưởng thành… đâu đâu cũng tồn tại nhiều cái xấu và cái ác. Kẻ cần lên án đầu tiên trong tiểu thuyết này là thằng Giác con trai ông Cảnh, hắn sẵn sàng: “khủng bố tâm linh”, đập vỡ bát hương trên bàn thờ gia tiên khi bị bố đe doạ, với những người đã chết về nơi yên nghỉ cuối cùng mà hắn cũng chẳng tha, nói gì những người đang sống. Quả thật, số ông Bổng đen quá, ông bưng rổ bèo đi qua đúng lúc thằng này ăn trộm vàng của bố nó và chôn xuông gốc cây. Chỉ vì vô tình nhìn thấy như thế mà ông Bổng phải chịu cái chết vô cùng oan ức, đớn đau, mà thật ra ông cũng có biết nó chôn gì xuống đấy đâu, nó nói với ông là trồng hột mít thì ông cũng biết vậy thôi. Trong khi đấy ông
Bổng là người gắn bó nhiều trong kỷ niệm tuổi thơ đời hắn, vậy mà hắn đã giết ông thật đáng thương, đúng là đồ máu lạnh, giết người không biết ghê tay: “Thằng Giác cầm dao bầu lao vào phản chẹn ngay cổ ông Bổng:
- Nằm im! Vàng của tôi đâu? Đưa trả ngay không tôi giết. - Vàng nào?... không biết - Ông Bổng ú ớ.
- Vàng chôn ở vườn nhà tôi, chỉ có ông nhìn thấy, ông đào của tôi hay ông chỉ điểm cho ai? Nói mau! - Thằng Giác buông tay cho ông Bổng nói, nhưng gí mũi dao bầu vào họng ông.
- Giác ơi… ông không biết… - Nói! – Thằng Giác gằn giọng.
- Đừng Giác! Ông không biết thật mà – Ông Bổng van vỉ - Thằng Giác vung tay…”[62,58].
Cái chết của ông Bổng thật đáng thương và tội nghiệp bởi ông là người hiền lành, không hay va chạm với ai ở trong làng vật mà phải chịu cái chết thật oan khuất. Cái xấu cái ác còn hiện nguyên hình nơi nhân vật Đồng bạn của Thao, bán rẻ cho cả đàn vịt, vợ chồng Thao lên xin lai một con về làm gốc mà nhất định không cho để dẫn đến kết cục Thao phải chọn cách đốt cháy chuồng vịt nhà bạn. Rồi Thằng con ông Hoàn trong cuộc mua bán xương người, cũng thể hiện rõ sự vô lương tâm, nhẫn tâm lấy cắp một cái xương người mà không cần quan tâm xem xương ấy là của ai, để lắp vào bộ xương ông mà hắn đang dao bán cho được giá cao: “Trong lúc khách chờ ở dưới nhà, nó lục cái ba lô của Quỳ thấy xương cốt, nghĩ là xương mộ cổ đào được, nên nãy ra ý lấy một cái xương sườn lắp vào bộ xương ông tướng cho hàng của nó hoàn chỉnh không chê vào đâu được”[62,370]. Đến thế giới âm linh mà nó còn không biết sợ nữa thì chúng còn sợ điều gì trên thế gian này nữa. Đến cuối tiểu thuyết, ta còn bắt gặp những con người vô tình vô nghĩa, họ chỉ quan tâm đến những món lợi nhuận khổng lồ trước mắt mà phá cây bưởi chứ không
chú ý tới em bé đang sống thoi thóp nhờ hương bưởi thần linh đó. Đó là số đông dân làng Tây Lợi, măc lòng đứa trẻ đáng thương và tội nghiệp cần sống bằng hương bưởi, nhưng họ quyết tâm không để tính mạng ấy cản trở con đường đến với những đồng đô la.