Hình ảnh X – quang

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật TKHTP không xi măng ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp (Trang 58)

3.3.1. Hình ảnh X - quang cột sống Bảng 3.5. Hình ảnh X – quang cột sống 66% 32% 8%

Khớp gối Khớp vai Khớp cổ chân

Hình ảnh Xquang cột sống n Tỷ lệ %

Mất đường cong sinh lý 50 100

Dấu hiệu đường ray 18 36

Cầu xương và đốt tre 20 40

Nhận xét: Trên hình ảnh X - quang thấy:

 100% cột sống mất đường cong sinh lý

 Dấu hiệu đường ray: 36%

 Hình ảnh cầu xương và đốt tre: 40%.

3.3.2. Hình ảnh X – quang khớp cùng chậu theo Forestier

Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ các giai đoạn tổn thương khớp cùng chậu

Nhận xét:

 96% tổn thương khớp cùng chậu ở giai đoạn 3 và 4

 Giai đoạn 2 là 4%.

3.3.3. Hình ảnh X - quang khớp háng theo BASRI – h

Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 4%

20%

76% n = 80

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ các giai đoạn tổn thương khớp háng

Nhận xét: Tổn thương khớp háng ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4 theo

BASRI – h là chủ yếu chiếm 96,3%.

3.3.4. Đặc điểm xương đùi theo phân loại của Dorr

Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ các loại xương đùi theo Dorr

Nhận xét: Phân loại đặc điểm xương đùi theo Dorr chủ yếu là loại B và

C chiếm 87,5%.

Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 3,7% 46,3% 50% 12,5% 48,8% 38,8% A B C n = 80 n = 80 80 n = 80

3.4. Phương pháp vô cảm

Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ các phương pháp vô cảm

Nhận xét:bệnh nhân được gây mê là chủ yếu chiếm tỷ lệ 67,5%.

3.5. Đánh giá kết quả phẫu thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.1. Đánh giá kết quả chung

 Liền vết mổ: 100% số bệnh nhân được mổ liền vết mổ thì đầu.

 Thời gian nằm viện trung bình sau mổ của bệnh nhân: 10,93 ± 4,8 ngày

3.5.2. Tỷ lệ bệnh nhân được thay 1 bên hoặc 2 bên khớp háng

Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân được thay 1 hoặc 2 bên khớp

Nhận xét:

 Tỷ lệ bên khớp háng được thay phải/trái : 2/3.

 60% bệnh nhân thay cả 2 bên khớp háng.

3.5.3. Tai biến và biến chứng

32.5% 62.5%

5%

TTS Gây mê Chuyển TTS sang gây mê

Phải Trái Hai bên

40%

16% 24%

20%

Thay trong 2 đợt nằm viện Thay trong 1 đợt nằm viện n = 80

3.5.3.1. Tai biến

Bảng 3.6. Tai biến

Tai biến trong mổ n Tỷ lệ %

Nứt, vỡ xương đùi 1 1.2

Thủng, vỡ ổ cối 0 0

Tắc mạch 0 0

Tai biến gây mê, gây tê 0 0

Tổng 1 1.2

Nhận xét:

 1 trường hợp (1,2%) nứt xương đùi.

 Không gặp các tai biến khác: thủng, vỡ ổ cối; tắc mạch; hoặc các tai biến do gây mê, gây tê

3.5.3.2. Biến chứng sớm

Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp các biến chứng sớm như: chảy máu, nhiễm khuẩn, liệt dây thần kinh hông to, trật khớp sau mổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.3.3. Biến chứng muộn Bảng 3.7. Biến chứng muộn Biến chứng muộn n Tỷ lệ % Đau đùi (T3) 40 50 Lún chuôi (T3) 1 1,2 Lỏng chuôi 0 0 Lỏng ổ cối 0 0 Ngắn chi 2 2,5 Cốt hóa lạc chỗ (T24) 12 15 Nhận xét:

 Biến chứng hay gặp nhất là đau đùi chiếm 50% ở thời điểm T3.

 Ngắn chi là 2,5%, nứt cổ xương đùi là 1,2%.

 Lún chuôi 1,2%.

 Cốt hóa lạc chỗ có 12 trường hợp chiếm tỷ lệ 15% (T24).

3.5.4.4. Đặc điểm khớp háng nhân tạo

Cỡ ổ cối

Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ kích cỡ ổ cối

Nhận xét:

 Kích cỡ ổ cối 50 chiếm nhiều nhất 25%.

 Kích cỡ ổ cối từ 48 – 52 chiếm 67,3%. 6,2% 13,8% 18,8% 25% 22,5% 12,5% 0 1,2% 44 46 48 50 52 54 56 58 n = 80

Góc nghiêng dạng của ổ cối

Bảng 3.8. Góc nghiêng dạng của ổ cối

Góc nghiêng Dưới 400 400 – 500 Trên 500 Tổng

n 0 78 2 80

Tỷ lệ % 0,0 97,5 2,5 100

Nhận xét:

 78 vỏ ổ cối nhân tạo có vị trí đúng tương đương với 97,5%.

 2 vỏ ổ cối (2,5%) sai vị trí có góc nghiêng trên 500.

Trục của chuôi khớp nhân tạo

Bảng 3.9. Trục của chuôi khớp

Trục của chuôi khớp Trung gian Vẹo trong Vẹo ngoài Tổng

n 63 14 3 80

Tỷ lệ % 78,7 17,5 3,8 100

Nhận xét:

 Trục trung gian là loại trục đúng vị trí, chiếm tỷ lệ cao nhất 78,7%.

3.5.4. Đánh giá chức năng khớp háng 3.5.4.1. Mức độ đau 3.5.4.1. Mức độ đau 3.5.4.1. Mức độ đau Bảng 3.10. Mức độ đau đùi Thời gian Mức độ đau n p Không

đau Đau nhẹ Đau vừa

Đau nhiều n % n % n % n % Trước mổ 10 12,5 3 3,8 2 2,5 65 81,2 80 <0,05 T 3 40 50 39 48,8 1 1,2 0 80 T 6 50 62,5 29 36,3 1 1,2 0 80 T 12 63 81,8 13 16,9 1 1,3 0 77 >0.05 T 24 60 81,1 13 17,5 1 1,4 0 74

Nhận xét: Mức độ đau đùi sau mổ là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 3 tháng: không đau: 50%; đau nhẹ: 48,8%; đau vừa: 1,2%.

 6 tháng: không đau: 62,5%; đau nhẹ: 36,3%; đau vừa: 1,2%.

 12 tháng: không đau: 81,8%; đau nhẹ: 16,9%; đau vừa: 1,3%.

 24 tháng: không đau: 81,1%; đau nhẹ: 17,5%; đau vừa: 1,4%.

 Có sự khác biệt về mức độ đau khi so sánh ở các thời điểm T0, T3, T6, T12 với p < 0,05.

3.5.4.2. Biên độ vận động khớp háng

Bảng 3.11. Biên độ vận động trung bình khớp háng (theo độ)

Thời gian X ± SD p T0 3,12 ± 15,96 T3 103,75 ± 20,69 T6 104,4 ± 20,91 T12 105,2 ± 21,1 T1=T3-T0 100,62 ± 22,56 < 0,05 T2=T6-T3 0,75 ± 6,7 >0,05 T3= T12-T6 0,5 ± 5,6 > 0,05 Nhận xét:

 Biên độ trung bình của khớp háng nhân tạo là 105,2 ± 21,1 (T12).

 Có sự khác biệt giữa biên độ trung bình ở thời điểm T3 và T0 (T1 = T3 – T0) với mức ý nghĩa p < 0,05.

 Sự khác biệt giữa biên độ trung bình ở thời điểm T6 và T3; T12 và T6 không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.12. Biên độ vận động khớp theo Merle d`Aubigné - Postel Biên độ vận động Dưới 350 350 - 500 500 - 700 700 - 900 ≥ 900 n n % n % n % n % n % Trước mổ 77 96,3 0 0 0 0 2 2,5 1 1,2 80 T 3 0 0 1 1,2 9 11,3 70 87,5 80 T 6 0 0 1 1,2 8 10 71 88,8 80 T 12 0 0 1 1,3 8 10,4 68 88,3 77 T 24 0 0 1 1,4 8 10,8 65 87,8 74

Nhận xét: Biên độ vận động khớp háng nhân tạo ở các thời điểm T3, T6, T12, T24

 Biên độ ≥ 900 có tỷ lệ là 87,5%; 88,8%; 88,3%; 87,8%

 Biên độ 700 - 900 có tỷ lệ là 11,3%; 10%; 10,4%; 10,8%

 Biên độ 500 - 700 có 1 trường hợp.

 Không có trường hợp nào có biên độ dưới 500

3.5.4.3. Khả năng đi lại theo thang điểm Merle d`Aubigné – Postel

Bảng 3.13. Điểm trung bình khả năng đi lại theo thang điểm Merle d`Aubigné - Postel

Thời gian X ± SD Min - Max

T0 2,4 ± 1,69 0 – 6 T3 6,79 ± 5,2 5 – 7 T6 6,8 ± 0,48 5 – 7 T12 6,79 ± 0,49 5 – 7 T24 6,78 ± 0,5 5 – 7 Nhận xét:

 Điểm trung bình về khả năng đi lại của bệnh nhân trước mổ theo thang điểm Merle d`Aubigné – Postel là 2,4 ± 1,69 (0 – 6) điểm.

 Sau mổ là 6,78 ± 0,5 (5 – 7) điểm.

Bảng 3.14. Điểm trung bình chức năng của khớp háng theo thang điểm Merle d`Aubigné - Postel

Thời gian X ± SD p T0 2,56± 3,15 T3 17,11 ± 0,91 T6 17,26 ± 0,79 T12 17,44 ± 0,82 T24 17,45 ± 0,81 T1=T3-T0 14,55 ± 3,32 < 0.05 T2= T6-T3 0,15 ± 0,36 T3= T12-T6 0,19 ± 0,39 T4= T24-T12 0,01 ± 0,2 > 0.05

Bảng 3.15. Chức năng khớp háng theo thang điểm Merle d`Aubigné - Postel

Kết quả Thời gian Trước mổ T0 T3 T12 T 24 n % n % n % n % n % Xấu 75 93,8 0 0 0 0 Trung bình 5 6,2 0 0 0 0 Khá 1 1,2 1 1,2 1 1,3 1 1,4 Tốt 0 14 17,6 10 12,6 9 11,7 8 10,8 Rất tốt 0 65 81,2 69 86,2 67 87 65 87,8 Tổng 80 100 80 100 80 100 77 100 74 100

Nhận xét: Theo thang điểm Merle d`Aubigné - Postel

 Tỷ lệ khớp nhân tạo (T12) rất tốt và tốt 98,7%; khá: 1,2%.

 Không có khớp háng nhân tạo ở mức xấu, mức trung bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Có sự khác biệt về chức năng khớp háng khi so sánh ở các thời điểm T3 – T0; T6 – T3; T12 – T6 với p < 0,05.

 Không có sự khác biệt ở thời điểm T24 – T12 với p > 0,05.

3.5.5. Đánh giá kết quả chất lượng cuộc sống theo SF - 12

3.5.5.1. Điểm chất lượng cuộc sống theo SF - 12

Bảng 3.16. Điểm chất lượng cuộc sống theo SF - 12

Thời gian X ± SD Min - Max p

T0 27,3 ± 1,99 23 - 32 < 0,05 (T3-T0) T3 42,06 ± 2,64 35 - 46 > 0,05 (T6-T3) T6 42,22 ± 2,69 35 – 46 < 0,05 (T12-6) T12 42,4 ± 2,66 35 – 46 > 0,05 (T24-12) T24 42,27 ± 2,65 35 – 46 Nhận xét:

 Sự thay đổi về chất lượng cuộc sống theo SF - 12 ở các thời điểm so sánh giữa: T3 với T0; T12 với T6, với p < 0,05.

 Không có sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở thời điểm T6 với T3, T24 với T12, với p > 0,05.

3.5.5.2. Thay đổi về tâm lý (chán nản và suy sụp)

Bảng 3.17. Thay đổi về tâm lý (theo điểm)

Thời gian X ± SD p

Trước mổ 5,14 ± 1,44

< 0,05

Sau mổ 5,98 ± 0,14

Nhận xét: Sự thay đổi về tâm lý bệnh nhân từ suy sụp chán nản trước mổ

và sau mổ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.6. Ảnh hưởng của các yếu tố tới kết quả phẫu thuật

3.6.1. Mối liên quan giữa tổn thương gối và biên độ vận động khớp

Bảng 3.18. Liên quan tổn thương khớp gối và biên độ vận động khớp háng (theo độ) Tổn thương khớp gối trước mổ n X ± SD p 50 102,1 ± 17,67 > 0,05 Không 30 106,5 ± 25,02 Tổng 80

Nhận xét: Sự khác biệt về biên độ vận động khớp háng nhân tạo ở

nhóm có tổn thương và không khớp gối trước mổ không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

3.6.2. Mối liên quan giữa tư thế đùi trước mổ và biên độ vận động khớp háng nhân tạo háng nhân tạo háng nhân tạo

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tư thế đùi trước mổ và biên độ vận động khớp nhân tạo (theo độ)

Tư thế đùi n X ± SD p

Dính thẳng 20 97 ± 17,8

> 0,05

Dính gấp 57 104,65 ± 20,82

Tổng 77

Nhận xét: Sự khác biệt về biên độ vận động khớp nhân tạo giữa 2 nhóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dính thẳng đùi và dính gấp đùi trước mổ không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

3.6.3. Mối liên quan giữa vận động cột sống thắt lưng và biên độ vận động khớp háng nhân tạo. khớp háng nhân tạo. khớp háng nhân tạo.

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa vận động cột sống thắt lưng và biên độ vận động khớp háng nhân tạo (theo độ)

Vận động cột sống thắt lưng n X ± SD p Còn vận động 12 113,75 ± 23,85 > 0,05 Dính - hàn 38 100,26 ± 18,52

Nhận xét: Sự khác biệt về biên độ vận động trung bình khớp háng nhân

tạo ở nhóm bệnh nhân còn vận động và dính – hàn cột sống thắt lưng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung

4.1.1. Tuổi

Phẫu thuật TKHTP là phẫu thuật phổ biến ở các trung tâm chỉnh hình lớn, có thể thực hiện được ở hầu hết các lứa tuổi khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình cuả bệnh nhân là 32,56 ± 13,68, bệnh nhân trẻ tuổi nhất là 17 tuổi, cao tuổi nhất là 63 tuổi. So sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác, như: Đoàn Việt Quân (2003) nghiên cứu trên 62 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 60 [43]. Theo Michael T. Manley (1998) nghiên cứu trên 377 bệnh nhân TKHTP, tuổi trung bình là 50, trẻ nhất là 16, cao tuổi nhất là 81 [44]. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi trẻ hơn so với các nghiên cứu trên. Điều này phù hợp đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nhóm bệnh nhân VCSDK được thay khớp háng - bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của các tác giả khác trên nhóm bệnh nhân VCSDK như: Mark R. Brinker (1996) nghiên cứu trên 12 bệnh nhân, tuổi trung bình là 35,4 ± 11,19 (22 – 53) tuổi [24]; Hatim Abid (2014) tuổi trung bình là 31 (20 – 55) tuổi [45]. Theo Jiss Joseph Panakkal (2015) nghiên cứu 24 bệnh nhân, tuổi trung bình là 36 tuổi [46].

Khi mắc bệnh ở tuổi càng trẻ thì tổn thương các khớp càng rầm rộ, bệnh tiến triển nhanh, tiên lượng càng xấu. Theo biểu đồ 3.1 có 16% tương ứng với 8 bệnh nhân ≤ 20 tuổi - nhóm bệnh nhân trong độ tuổi phát triển về thể chất cũng như tinh thần. Bệnh nhân đau nhiều và mất vận động khớp háng, không đi lại được ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Đây là nhóm bệnh nhân có tổn thương khớp háng giai đoạn 3 – 4 theo BASRI – h. Các bệnh nhân này không đáp ứng với điều trị nội khoa cơ bản, khớp háng đau nhiều, dai dẳng, dính và mất vận động. Do vậy, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật TKHTP.

Nhóm bệnh nhân trong độ tuổi lao động (20 – 60 tuổi) là chủ yếu chiếm 76%. Đây là nhóm tuổi lao động chính trong gia đình cũng như trong xã hội. Bệnh nhân không thể tự sinh hoạt được, cần có sự chăm sóc của người nhà và y tế - là gánh nặng về tâm lý cũng như về kinh tế. Thay khớp háng giúp bệnh nhân duy trì được khả năng vận động của khớp háng, hết đau, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt sự phụ thuộc vào người khác và có thể tham gia các công việc xã hội.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình của bệnh nhân được chẩn đoán VCSDK là 22,77 ± 8,47; sớm nhất là 12 tuổi, muộn nhất là 49 tuổi. Theo báo cáo của các tác giả khác: Trần Ngọc Ân (1980) là 19,7 ± 7,0 [5], Nguyễn Thị Thu Trang (2010) là 20,08 ± 6,26 tuổi, sớm nhất là 13 tuổi và muộn nhất là 40 tuổi [20]; Mark R. Brinker (1996) tuổi bệnh nhân được chẩn đoán VCSDK là 23 ± 7,7 (12 – 40) [24].

Biểu đồ 3.2 cho thấy, khoảng 9,74 ± 10,23 năm sau khi được chẩn đoán bệnh VCSDK, bệnh nhân được thay khớp háng. Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Ân (1980) và các tài liệu khác về đặc điểm của bệnh nhân VCSDK cho rằng: các bệnh nhân Việt Nam thường có bệnh cảnh tổn thương gốc chi là chính [16],[18]. Có 16,7% bệnh nhân được thay khớp háng ngay trong năm đầu tiên phát hiện bệnh VCSDK. Đây là nhóm bệnh nhân đến khám bệnh do tổn thương khớp háng, qua đó được phát hiện bệnh chính là VCSDK.

4.1.2. Giới

Bệnh VCSDK là bệnh lý thường gặp ở nam giới, trẻ tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự, bệnh nhân là nam giới là chủ yếu chiếm 84% và nữ là 16% (tỷ lệ nam/nữ: 5,25/1). Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2010) tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ là 94,6% và 5,4% [20]; Rajesh Malhotra (2014) tỷ lệ nam/nữ: 3/1 [47]. Wanchun Wang (2014) tỷ lệ nam/nữ là 5,5/1 [48]; Jinzhu Zhao (2014) tỷ lệ nam/nữ: 6/1 [49].

4.2. Đặc điểm lâm sàng

4.2.1. Chẩn đoán và điều trị

Bệnh VCSDK là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ dẫn tới tổn thương hệ thống vận động chung, trong đó nặng nề nhất là đau, mất vận động cột sống và khớp háng. Mặc dù vậy, sự hiểu biết và quan tâm tới bệnh VCSDK còn

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật TKHTP không xi măng ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp (Trang 58)