TRANG THIẾT BỊ DỪNG TRONG SẢN XUẤT 1 Băng tả

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình công nghệ và sự thay đổi chất lượng sản phẩm gạo tại xí nghiệp chế biến lương thực II (công ty lương thực đồng tháp (Trang 43 - 46)

4.4.1 Băng tải

Băng tải là thiết bị dùng đế vận chuyến hàng hóa ở dạng khối (băng tải gỗ) hoặc dạng rời (băng tải cao su) từ nơi này đến nơi khác trong khoảng thòi gian ngắn. Năng suất 8 tấn/giờ theo nhà chế tạo.

Cấu tạo

Hệ thống băng tải được sử dụng trong Xí Nghiệp chủ yếu có hai loại: Loại bằng cao su. Băng tải được dẫn động bằng động cơ điện xoay chiều 3 pha thông qua xích dẫn động. Băng tải được lắp đặt ở nhiều nơi khác nhau như: Từ bến cảng đến kho chứa, từ bồn chứa nguyên liệu đến bồ đài, từ bồ đài đến bồn chứa thành phẩm....

Băng tải gồm một băng bằng cao su hoặc vải hoặc bằng kim loại được mắc và hai puĩi ở hai đầu. Bên dưới băng là các con lăn đỡ giúp cho băng không bị trùng khi mang tải. Một trong hai puli được nối với động cơ điện con puĩi kia là puli căng băng. Tất cả được đặt trên một khung bằng thép vững chắc. Khi puli dẫn động quay kéo băng di chuyển theo. Băng tải bằng cao su có kết cấu tương tự như băng tải gỗ nhưng cao su được cuốn bằng tang.

Nguyên lý làm việc

Vật liệu cần chuyển được đặt lên một đầu băng và sẽ được băng tải mang đến đầu kia. Trong nhiều trường hợp cần phải tháo liệu giữa chừng có thế dùng các tấm gạt hoặc xe tháo di động. Thông thường puli căng là puli ở vị trí nạp liệu, còn puli dẫn động ở phía tháo liệu vì với cách bố trí như vậy nhánh băng phía trên sẽ là nhánh thẳng giúp mang vật liệu đi dễ dàng hơn. Đe tránh hiện tượng trượt, giữa puli và băng cần có một lực ma sát đủ lớn, do đó băng cần phải được căng thẳng nhờ puli căng được trên một khung riêng có thế kéo ra phía sau được.

Hình dạng bể mặt băng tải

Hình dạng của bề mặt băng tải có ảnh hưởng đến độ bám, tính năng và ưu khuyết điếm của băng tải. Mỗi dạng băng tải đều có các mặt khác nhau, đối với băng tải gỗ dùng di chuyển hàng hóa ở tốc độ cao thì sự sắp xếp các thanh gỗ phải tính đến độ bám của hàng hóa, cách từ 3 -ỉ- 4 thanh thì phải có một thanh cao hơn các thanh kia.

Tương tự, đối với băng tải cao su vận chuyến hàng hóa lên cao trên bề mặt cao su thiết kế các chân lực để tăng độ bám của hàng hóa.

Hình 4.3: Băng tải cao su

Ưu nhược điếm của băng tải

- ưu điểm: chuyển động êm dịu không gây tiếng ồn, vận chuyển cả dạng rời và dạng khối, lắp đặt dễ dàng ở nơi hẹp và trên cao, cấu tạo dơn giản.

- Nhược điểm: giá thành chế tạo cao, năng suất tải thấp do ma sát giữa tang và cao su là loại ma sát trượt.

Băng tải sau một thời gian sử dụng đều bị hư hỏng ít nhiều tuỳ theo mức độ sử dụng. Trong đó thường gặp đối với băng tải cao su là các dạng hư hỏng sau: dây cao su bị mòn và đứt, dây cao su bị chùng, bị trượt đài hay gãy bánh xe di chuyên của băng tải.

4.4.2 Bồ đài

Bồ đài còn gọi là gàu tải, là một loại thiết bị dùng để vận chuyển vật liệu rời như: lúa, gạo, đậu,... đi lên theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng trên 50° từ công đoạn chế biến trước sang công đoạn chế biến tiếp theo. Hệ thống bồ đài dùng trong Xí nghiệp đều dùng động cơ điện để chuyền động.

Cấu tạo bồ đài

Gồm có các gàu tải bằng thép được mắc vào hệ thống dây đai, khoảng cách giữa hai gàu tải từ 20 -ỉ- 25 cm, các khoảng cách đó được gọi là bước. Các đai nhận chuyển động từ tang chủ động (puli căn truyền động) và dắt qua tang bị dộng (puli căn đai) có đường trục di động lắp trên khung điều chỉnh sức căng đai.

Trung bình mỗi mét đai có khoảng bốn gàu và thể tích chứa trung bình của mỗi gàu khoảng 500 g (giá trị này còn tùy thuộc vào vị trí làm việc của bồ đài).

Hình 4.4: cấu tạo của bồ đài

Nguyên tắc hoạt động của bồ đài

Khi máy hoạt động thì gàu xúc vật liệu ở trong khu vực chân máy và vận chuyên lên phía đầu máy, dưới sự tác dụng của trọng lực và lực quán tính, vật liệu đố từ gàu vào bộ phận tháo liệu rồi từ đó chuyến tới giai đoạn tiếp theo.

Năng suất của bồ đài

Năng suất lý thuyết của bồ đài xác định bằng thể tích nguyên liệu được xúc trong một giờ làm việc liên tục với tốc độ vận chuyến của gàu lớn nhất và đầy gàu 100%.

Ưu nhược điếm của bồ đài

- Ưu điếm: gàu tải có cấu tạo đon giản, kích thước lắp đặt nhỏ, gọn, máy hoạt động nhẹ nhàng và êm, máy hoạt động với năng suất 12 tấn /giờ, công suất 1,5 -ỉ- 2,2 kw.

- Nhược điểm: dễ bị quá tải, cần phải nạp liệu một cách đều đặn và dễ bị giảm năng suất khi nguyên liệu còn nhiều tạp chất.

4.4.3 Sàng tạp chất

Nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến phải qua công đoạn làm sạch, tùy theo thành phần tạp chất mà công đoạn làm sạch sẽ dễ dàng hoặc phức tạp. Đe loại bỏ được tạp chất chủ yếu dựa vào tính chất vật lý của nguyên liệu và tỷ trọng giữa nguyên liệu và tạp chất. Phưong pháp kinh tế và hiệu quả nhất là dùng sàng, có nhiều loại sàng như: sàng cố định, sàng chấn động, sàng kết hợp với quạt thối (đối với nguyên liệu là gạo thì không thể dùng phương pháp này).

Cấu tạo sàng

Gồm một thùng sàng, bên trong có lắp hai mặt sàng có độ dốc ngược nhau, hai mặt sàng dày 2 mm, lồ mặt sàng trên có đường kính 10 mm, lồ mặt sàng dưới đường kính

2,2 mm. Sàng được lắp trên bốn chân bằng thép dẻo. Ngoài ra ở dòng nguyên liệu vào và ra có lắp hai phểu hút bụi.

Hình 4.5: cấu tạo sàng tạp chất

Nguyên lý hoạt động

Nguyên liệu được đưa vào đi qua bộ phận lọc kim loại tại đây các nam châm sẽ hút kim loại giữ lại, sau đó nguyên liệu tiếp tục xuống sàng nhò' CO' cấu cam lệch tâm và độ dốc của sàng mà nguyên liệu được sàng và có xu hướng đi xuống. Gạo và tạp chất nhỏ lọt qua sàng trên do có kích thước nhỏ hon kích thước lỗ sàng, tạp chất to được giữa lại ở sàng trên (dây may bao, đất, đá,...). Khi xuống mặt sàng dưới, những tạp chất có kích thước nhỏ hon kích thước lỗ sàng (bụi, cát,...) lọt qua sàng và được đưa ra ngoài, còn gạo lức không lọt qua sàng được đưa về cuối sàng qua các công đoạn tiếp theo.

Ưu nhược điểm

- Ưu điếm: cấu tạo đon giản độ bền cao, loại bỏ được kim loại, ít hư hỏng, việc sữa chữa và thay thế dễ dàng.

- Nhược điểm: không loại bỏ được đá nhỏ, sỏi có cùng kích thước với hạt. Lãng phí trong việc dùng dây cuaroa do không có bộ phận tăng đưa.

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình công nghệ và sự thay đổi chất lượng sản phẩm gạo tại xí nghiệp chế biến lương thực II (công ty lương thực đồng tháp (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w