SSOP 1: AN TOÀN NGUỒN NƯỚC

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện an toàn vệ sinh và HACCP trên qui trình tôm sú PUD đông IQF tại công ty TNHH trọng nhân (Trang 66 - 68)

b. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phấm

SSOP 1: AN TOÀN NGUỒN NƯỚC

> Yêu cầu

Nước tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, làm vệ sinh với các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm phải đạt yêu cầu chỉ thị 98/83/EC.

> Điều kiện hiện nay

Hiện nay nhà máy sử dụng 2 nguồn nước: - Nguồn nước sử dụng: nước bề mặt. - Nguồn nước dự phòng: nước thủy cục.

> Các thủ tục cần tuân thủ

- Chỉ sử dụng nước đã qua xử lý đạt tiêu chuấn chỉ thị 98/83/EC cho sản xuất.

- Ke hoạch lấy mẫu nước xét nghiệm được thiết lập hàng năm.

- Hàng tháng kiểm tra mẫu nước ở nhiều vị trí đã được đánh dấu (đầu nguồn, sau xử lý, các khu sản xuất, vệ sinh) theo hồ sơ hệ thống nước có ghi rõ địa điếm lấy mẫu. - Mầu nước được gửi xét nghiệm tại viện Pasteur, Nafquved 4- Tp.HCM.

- Hệ thống đường ống được vệ sinh mỗi năm một lần.

- Hệ thống bơm nước, xử lý Chlorine được bảo trì, làm vệ sinh thường xuyên.

- Mỗi khi có sự thay đổi hệ thống kế hoạch lấy mẫu phải được thay đổi phù hợp và cập nhật đầy đủ.

> Phân công thực hiện và giám sát

- Hàng ngày nhân viên phòng máy theo dõi hệ thống xử lý nước đế phát hiện hư hỏng và có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo trì thiết bị theo kế hoạch.

- QC giám sát chất lượng nước kiểm tra nồng độ Chlorine vào đầu mỗi ngày. Lấy mẫu nước đem phân tích theo kế hoạch đã đề ra, kết quả ghi vào biểu mẫu “Báo cáo giám sát vệ sinh hệ thống cấp nước”.

- Neu có kết quả không đạt phải báo cáo cho đội trưởng HACCP, đế có hướng xử lý. ❖ SSOP 2: AN TOÀN NGUỒN NƯỚC ĐÁ

> Yêu cầu

Nước đá dùng trong sản xuất, bảo quản sản phẩm phải sử dụng từ nguồn nước sạch, uống được, không gây nhiễm.

> Điều kiện hiện nay

- Sử dụng nguồn nước đã xử lý đế sản xuất nước đá. - Công ty chỉ sử dụng nước đá vẩy.

> Các thủ tục cần tuân thủ

- Chỉ sử dụng nước cho sản xuất đạt tiêu chuấn 98/83/ EC.

- Tần xuất kiếm tra: đầu giờ sản xuất mồi ngày, đảm bảo dư lượng Chlorine trong nước đá là 0,5 -T 1 ppm.

- Các phiếu kiểm nghiệm nước phải được lưu trừ đầy đủ. ❖ SSOP 3: CÁC BÈ MẶT TIÉP XÚC VỚI SẢN PHẤM

Bao gồm dụng cụ chế biến, găng tay, yếm. > Yêu cầu

Các bề mặt tiếp xúc sản phẩm phải đảm bảo và duy trì điều kiện vệ sinh tốt trước khi bắt đầu và trong thời gian sản xuất.

- Các dụng cụ tiếp xúc vói sản phẩm như (dao, bàn chế biến, dụng cụ chứa đá) phải được làm vật liệu không gĩ và dễ làm vệ sinh.

- Găng tay, yếm, bảo hộ lao động phải làm bằng vật liệu có màu sáng để dễ nhận thấy vết bẩn do thực phẩm gây ra.

- Đồ bảo hộ lao động phải làm bằng vật liệu phù hợp với công việc của công nhân trong khu vực sản xuất.

- Các thiết bị, phương tiện vận chuyến, thiết bị cấp đông được thiết kế bằng vật liệu không gĩ, dề làm vệ sinh.

- Thay và giặt định kì bảo hộ lao động sau mỗi ca sản xuất. > Các thủ tục cần tuân thủ

- Hàng ngày:

+ Rửa sạch tất cả dụng cụ và phương tiện tiếp xúc với sản phẩm mỗi ngày 2 lần vào đầu và sau mỗi ca sản xuất hoặc đột xuất vào giữa ca.

+ Dội rửa nền và sàn nhà thường xuyên.

+ Găng tay và yếm cũng được rửa và khử trùng định kì. - Hàng tuần:

+ Phun thuốc diệt côn trùng 1 lần/ tuần.

+ Áo chống lạnh của công nhân được giặt 2 lần/ tuần. > Phân công thực hiện và giám sát

Hàng ngày có nhóm được phân công làm vệ sinh và khử trùng các bề mặt tiếp xúc theo yêu cầu. KCS cùng ban điều hành ca sản xuất kiểm tra giám sát, ghi chép các biểu mẫu giám sát và lưu trữ lại tài liệu ít nhất 2 năm.

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện an toàn vệ sinh và HACCP trên qui trình tôm sú PUD đông IQF tại công ty TNHH trọng nhân (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w