Sáng nay 11/9, hơn 1.000 công nhân may của Công ty TNHH Valiey View (KCN An Đồn) đã đình công phản đối những chế độ và quy định áp đặt thiếu tôn trọng công nhân của lãnh đạo công ty này.
Các công nhân làm việc tại đây cho biết: Hơn một tháng nay, kể từ khi Giám đốc mới từ Đài Loan sang điều hành, công ty đã cho áp dụng nhiều biện pháp kiểm tra an ninh thiếu tôn trọng đối với công nhân nữ cũng như chi trả chế độ lao động không thỏa đáng. Cụ thể mỗi khi mất trộm sản phẩm tại phân xưởng là lãnh đạo công ty cho nhân viên khám xét người công nhân rất thiếu tế nhị. Hành động đó lặp đi lặp lại nhiều lần, bất bình nhiều công nhân đã cùng nhau làm đơn kiến nghị lên công đoàn công ty nhưng hiện vẫn chưa được phúc đáp. Các công nhân cũng phản ánh, Valiey View còn không nâng thu nhập thỏa đáng cho công nhân tăng ca, làm thêm giờ. Tổng thu nhập của mỗi công nhân hiện chỉ khoảng 1,1 triệu đồng/tháng trong khi vật giá leo thang nên đời sống gặp nhiều khó khăn.
Trao đổi với Dân trí về vấn đề này, đại diện Công ty Valiey View khẳng định là đã áp dụng mọi chế độ và mức lương đúng với quy định của Nhà nước. Tuy nhiên khi PV hỏi tại sao công nhân phản ánh làm thêm 4h mà chỉ được hưởng chế độ 2h thì đại diện công ty này trả lời là “không có chuyện đó mà có chăng chỉ là nhầm lẫn”. Còn vấn đề “khám” thiếu tế nhị đối với công nhân nữ thì vị đại diện chưa trả lời cụ thể.
Ngay sau khi công nhân Valiey View đình công, lãnh đạo một số ban ngành TP Đà Nẵng đã có mặt kịp thời trấn an và khẳng định sẽ phối hợp với công ty làm rõ những vấn đề bức xúc trên nhằm mang lại quyền lợi chính đáng cho công nhân. Tuy nhiên đến chiều nay, công nhân công ty vẫn chưa quay trở lại làm việc.28
27
Theo báo Bà Rịa Vũng Tàu. Thảo Phương - Doanh nghiệp không ký kết thỏa ước lao động tập thể: Người lao động chịu thiệt . Website: http://wwW.baobariavungtau.com.vn/vn/chinhtrixahoi/47447/index.brvt
28
Theo báo dân trí online. Minh San - Khánh Hồng - Đà Nẵng: Hơn 1.000 công nhân may đình công.
Website: http://dantri.com.vn/Sukien/Da-ang-Hon-1000-cong-nhan-may-dinh-cong/2008/9/250291.vip
64
Ngày 4.8, trên 110 công nhân thuộc bộ phận khuôn của Cty Keyhinge Toys
(100% vốn của Hồng Kông - chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em) ngừng việc với kiến nghị: Cty tăng tiền khẩu phần ăn từ 3.800 đồng lên 7.000 đồng/phần ăn và có chế độ phụ cấp độc hại.
Được biết, công nhân ở bộ phận khuôn làm việc rất nặng nhọc, nhưng mức lương chi trả hiện tại chỉ từ 5.000-6.000 đồng/giờ. So với vật giá leo thang hiện nay, không thể đảm bảo đời sống, nên công nhân đề nghị nâng lên từ 8.000-9.000 đồng/giờ.
Bà Đàm Thị Thanh Xuân - Chủ tịch CĐ các KCN và CX Đà Nẵng - cho biết: "Hiện
nay, CĐ đang kiến nghị với DN tăng mức hỗ trợ tiền ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho công nhân. Các yêu cầu của công nhân đã được gửi sang Cty chủ quản ở Hồng Kông và đang chờ văn bản trả lời".29
Từ những tranh chấp trên, cho thấy nguyên nhân cũng không khác gì ngoài
những nguyên nhân như đã phân tích trên đó là người sử dụng lao động đã không thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ cam kết và làm trái các quy định của pháp luật Lao động và
thoả ước lao động; gây thiệt hại cho quyền lợi của người lao động như không công khai trả lương, thưởng; trả lương quá thấp, nợ lương, tổ chức làm tăng ca không trả lương thêm giờ đúng quy định, không ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật Lao động, không tham gia các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, điều
kiện lao động không đảm bảo; hình thức trả lương, nâng bậc lương không hợp lý và
không đảm bảo tính minh bạch, công khai đơn giá tiền lương, tiền ăn giữa ca; định
mức lao động quá cao, liên tục tăng thời gian lao động, người quản lý doanh nghiệp
hành xử thô bạo, hà khắc, xúc phạm danh dự người lao động. Về phía người lao động, do quyền lợi bị xâm phạm, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, và luôn cho rằng đình công là biện pháp duy nhất để buộc người sử dụng lao động thực hiện chế độ chính sách cho mình, chứ không nghĩ đây là biện pháp cuối cùng theo pháp luật quy định. Vì vậy, khi quyền lợi bị xâm phạm, người lao động đã tự phát đình công, không theo đúng trình tự quy định của pháp luật, mặc dù các đòi hỏi, kiến nghị của họ phần lớn là chính đáng, hợp pháp. Tuy nhiên cũng có tình trạng, công nhân một số nơi mặc dù chủ sử dụng lao động không có vi phạm nhưng khi thấy đình công được tăng lương thì lập tức đình công phong trào, tạo phản ứng dây chuyền trong một khu công nghiệp hay một địa phương.
Để có một hướng giải quyết tốt khi đình công xảy ra, chính quyền địa phương
cần quan tâm, cử tổ công tác liên ngành đến tìm hiểu và phối hợp giải quyết, thương
lượng, đàm phán với chủ sử dụng lao động để họ thực hiện đúng quy định đã cam kết
trong hợp đồng lao động; giải thích cho công nhân để họ không có thêm những hành
29
Theo báo lao động online. Võ Tuấn - Công nhân Cty Keyhinge Toys ngừng việc yêu cầu cải thiện bữa ăn.
Website: http://www.laodong.com.vn/Home/Cong-nhan-Cty-Keyhinge-Toys-ngung-viec-yeu-cau-cai-thien-bua-an/20088/100498.laodong Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
65
động quá khích dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng tới trật tự an toàn ở nhà máy và nơi
công cộng; Đồng thời cũng kiểm tra xác định xem chủ sử dụng lao động sai ở đâu, người lao động sai ở đâu, từ đó đưa ra những giải pháp. Bắt buộc chủ doanh nghiệp
phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, nếu vi phạm sẽ xử nghiêm để răn đe mà
không sợ làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Mặt khác cần giáo dục ý thức trách
nhiệm của người lao động về tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành, hiểu biết, tôn
trọng pháp luật, thông qua cơ chế người đại diện để đàm phán, thương lượng, cho họ
thấy đình công chỉ là biện pháp cuối cùng. Tuy nhiên, giải pháp khá quan trọng là phải tiến hành ký thỏa ước lao động tập thể nhằm hạn chế đình công.