ĐIỀU KIỆN VỀ TUÂN THỦ QUYẾT ĐỊNH HOÃN HOẶC NGỪNG ĐÌNH

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp đình công – những vấn đề lý luận, thực trạng và kiến nghị (Trang 46 - 48)

vào những CN đi làm, mới tan ca. Công an TP.Biên Hoà cùng các lực lượng phối hợp phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ mới dừng được "trận mưa" mắm tôm.17

Với những biểu hiện vi phạm về hành vi cấm thực hiện trong quá trình đình công

càng ngày gia tăng, hiện nay nhiều cuộc đình công có sự tham gia của lực lượng công

an trong việc giữ gìn trật tự công cộng trong quá trình xảy ra đình công, để lực lượng công an có thể can thiệp khi có những biểu hiện quá khích của các bên trong quá trình đình công như đánh người, gây rối trật tự công cộng…. Nhằm để phát hiện kịp thời và ngăn cản việc cố ý thực hiện những hành vi bị cấm trong đình công của người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, pháp luật cũng cần quy định rõ trường hợp cụ thể và có những quy định phù hợp nhằm vừa mục đích điều chỉnh của pháp luật, vừa đảm bảo tính khả thi của các quy định thực tiễn.

Về phía doanh nghiệp cũng có những ý kiến khi đề cập đến việc thực hiện các quy định về hành vi bị cấm trước, trong và sau đình công các chủ sử dụng lao động rất thường lúng túng trong việc xử lý những người lao động có hành vi đập phá máy móc, thiết bị tài sản của doanh nghiệp trong quá trình đình công. Như vậy, chủ doanh nghiệp phải làm gì có nên sa thải người lao động đã có hành vi cố ý đập phá máy móc gây thiệt hại cho chủ doanh nghiệp không và như vậy chủ doanh nghiệp có vi phạm

Điều 174đ Bộ luật hay không? Chính vì thế nên có những quy định của pháp luật điều

chỉnh vấn đề này để các nhà đầu tư cũng như những chủ doanh nghiệp thực hiện một

cách dễ dàng hơn, đồng thời tạo niềm tin cho các chủ đầu tư khi họ đầu tư vào nước ta.

2.2. ĐIỀU KIỆN VỀ TUÂN THỦ QUYẾT ĐỊNH HOÃN HOẶC NGỪNG ĐÌNH CÔNG CÔNG

Theo quy định hiện hành, Điều 176 Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung

2002, 2006,2007) quy định: “Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ xâm hại nghiêm

trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Thủ tướng chính phủ quyết định hoãn hoặc ngừng đình công và giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết….” Như vậy, vấn đề hoãn hoặc ngừng cuộc đình công được đặt ra trong các doanh nghiệp được đình phép công và những cuộc đình công đó có thể là hợp pháp

nhưng trong những trường hợp nhất định thì trở thành nguy cơ xâm hại nghiêm trọng

cho nền kinh tế quốc dân hoặc lợi ích công cộng nên Thủ tướng chính phủ cần can

thiệp, giới hạn để bảo vệ chung bằng cách ra quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

17

Theo báo lao động online. Ngô Sơn- Đồng Nai: Không chịu đình công, bị "xơi" mắm tôm.

Website: http://www.laodong.com.vn/Home/Dong-Nai-Khong-chiu-dinh-cong-bi-xoi-mam-tom/20088/101654.laodong

47

Việc hoãn hoặc ngừng đình công nên hiểu có thời hạn, khi nguy cơ không còn, hoàn

cảnh đã thay đổi thì có thể tiếp tục đình công, nếu tập thể lao động thấy cần thiết. Tuy nhiên ở đây pháp luật lại chưa có những quy định cụ thể về những trường hợp nào

được coi là nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân, lợi ích công công để Thủ tướng

chính phủ ra quyết định hoãn hoặc ngừng đình công. Những vấn đề đó phải có những lý do và phụ thuộc vào hoàn cảnh của thời điểm xảy ra đình công. Thủ tướng chính

phủ ra quyết định đình công trên cơ sở có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh nơi xảy ra đình công. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Thủ tướng chính

phủ ra quyết định trên cơ sở ý kiến của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, liên quan

các trường hợp cần phải hoãn, ngừng đình công như: Ban chấp hành công đoàn cơ sở

hoặc đại diện tập thể lao động (nơi không có tổ chức công đoàn). Khi có quyết định

hoãn hoặc ngừng của Thủ tướng chính phủ, tập thể lao động buộc phải dừng cuộc đình công nếu chưa diễn ra (hoãn đình công), hoặc phải ngay lập tức quay trở lại làm việc nếu cuộc đình công đang tiến hành (ngừng đình công). Nếu không tuân thủ quy định này, nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân hoặc an toàn công cộng sẽ chuyển thành những hậu quả nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới nền kinh tế quốc dân hoặc gây mất ổn định nghiêm trọng cho xã hội. Nếu vi phạm về việc hoãn hoặc ngừng đình công không những bị coi là bất hợp pháp mà tập thể lao động và người lãnh đạo đình công còn phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật như: không trả

lương, bồi thường thiệt hại theo luật lao động,…. Cá nhân những người lao động có

hành vi vi phạm quyết định hoãn hoặc ngừng đình công còn phải chịu trách nhiệm về hành vi cố ý đình công của mình. Cùng với đó là hình thức chế tài mà người lao động có thể phải gánh chịu tùy theo mức độ vi phạm (bồi thường thiệt hại, bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự).

Việc phân biệt trường hợp hoãn, ngừng đình công riêng biệt thì có thể dẫn đến trường hợp đình công thuộc trường hợp phải hoãn, nhưng cơ quan có thẩm quyền không biết trước để ra quyết định hoãn. Khi đình công đã xảy ra, cơ quan có thẩm quyền mới biết và lúc đó, (theo quan điểm hoãn đình công là lùi thời điểm thực hiện đình công đã dự định, áp dụng với cuộc đình công chưa diễn ra) sẽ không thể ra quyết định hoãn đình công được nữa và cũng không thể ra quyết định ngừng đình công, bởi

đó không được quy định là lý do để ra quyết định này.Vì vậy lợi ích chung sẽ không

có cơ chế để bảo vệ vào thời điểm cần thiết. Nếu phân biệt lý do hoãn hoặc ngừng đình công để quy định tập thể lao động không được đình công sau khi có quyết định, thì tranh chấp giữa các bên (là nguyên nhân phát sinh đình công), đặc biệt là những tranh chấp về lợi ích, sẽ được giải quyết như thế nào? Nếu quy định “ngừng đình công là việc chấm dứt cuộc đình công diễn ra” thì có nghĩa Nhà nước đã dùng cơ chế hành chính để triệt tiêu quyền đình công của người lao động, trong khi tranh chấp lao động

48

không được giải quyết thỏa đáng. Mặt khác, những phạm vi hoàn toàn không được đình công đã được quy định tai Điều 175 và Nghị định số 122/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ, nếu không thuộc phạm vi đó, thì việc hạn chế quyền đình công chỉ nên áp dụng trong những thời hạn nhất định.

Do tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề hoãn hoặc ngừng đình công nên các nhà

lập pháp Việt Nam rất thận trọng khi quy định vấn đề này. Theo quy định hiện hành,

thì chỉ có Thủ tướng chính phủ mới có thẩm quyền ra quyết định hoãn hoặc ngừng đình công. Thực tế, rất ít khi Thủ tướng chính phủ sử dụng đến thẩm quyền này, trong khi đó đình công và những hậu quả tiêu cực của nó lại rất phức tạp. Việc giao thẩm quyền này cho Thủ tướng chính phủ sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn kịp thời những cuộc đình công có nguy cơ nghiêm trọng cho lợi ích công cộng. Tuy nhiên, đình công là quyền của người lao động, đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan nhà nước trong việc ngăn cản đình công như hoãn hoặc ngừng đình công chỉ là sự bất đắc dĩ, không nên lạm dụng quá vấn đề này. Từ đó, việc ra quyết định hoãn hoặc ngừng đình công không đơn thuần là vấn đề thuộc lĩnh vực lao động mà còn liên quan đến quyền tự do, dân chủ của con người. Chính vì thế, nên quy

định việc hoãn hoặc ngừng đình công trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng

và cần thận trọng khi quy định về thẩm quyền hoãn hoặc ngừng đình công.

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp đình công – những vấn đề lý luận, thực trạng và kiến nghị (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)