Tranh chấp tronglĩnh vực tiền lương, phụ cấp, trợ cấp

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp đình công – những vấn đề lý luận, thực trạng và kiến nghị (Trang 59 - 60)

 Công nhân Công ty giày Chingluh, khu công nghiệp Thuận Đạo, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, đã đình công ba ngày nay (từ 31/3), sau khi đề nghị tăng 200.000 đồng vào lương cơ bản của họ bị Ban giám đốc từ chối.

Nguyên nhân đình công được công nhân giải thích là do nhiều bức xúc dồn nén. Đầu tiên là việc tiền thâm niên của họ bị nhập chung vào lương cơ bản hồi tháng 1; bữa cơm trưa tại công ty ngày càng nghèo nàn dinh dưỡng; kế đến là tình hình vật giá

leo thang. Đầu tháng 3, công nhân yêu cầu Chingluh cộng thêm 200.000 đồng vào lương cơ bản hằng tháng của mỗi người, nhưng ngày 29/3 ban giám đốc công ty này thông báo chỉ chấp nhận tăng thêm 20.000 đồng.

"Mức lương trung bình 930.000 đồng một tháng như thỏa thuận trong hợp đồng lao động cách đây mấy năm không còn đủ sống. Năm 2007, chúng tôi đã có nhiều cuộc lãn công đòi tăng lương nhưng ban giám đốc ngó lơ", một nhóm công nhân cho biết. Ngày 1/4, công ty điều đình với công nhân bằng cách hứa sẽ tăng mỗi tháng 100.000 đồng nhưng số tiền này được tính như tiền khen thưởng chuyên cần. Công nhân không đồng ý vì cho rằng nếu tính như thế họ chỉ nghỉ làm 1 ngày thì đã mất chuyên cần và không được lĩnh số tiền trên.

Sáng nay, Chingluh nhượng bộ chấp nhận phát thêm cho công nhân 100.000 đồng mỗi tháng, nhưng sẽ không cộng vào lương cơ bản. Công nhân tiếp tục phản đối

60

vì cho rằng nếu không cộng vào lương, họ sẽ không được hưởng thêm bảo hiểm xã

hội, hơn nữa con số đó chỉ bằng nửa yêu cầu mà họ đưa ra.

Trao đổi với VnExpress, ông Hoàng Văn Xê, Giám đốc Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Long An cho biết, cuộc đình công chỉ mang tính chất đòi tăng lương chứ

không có dấu hiệu doanh nghiệp vi phạm thỏa thuận lao động. Sở đã yêu cầu công

nhân ổn định trật tự, ai về nhà nấy chứ không tụ tập không gây náo loạn. Về phía công ty Chingluh, Sở đề nghị ban lãnh đạo sớm có hướng giải quyết thỏa đáng để công nhân yên tâm lao động.

Trưa nay, ban giám đốc Chingluh tại Việt Nam đã có cuộc họp bàn và làm việc với Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh, nhưng vẫn chưa tìm được hướng giải quyết do phải chờ xin ý kiến của ông chủ chính tại Đài Loan.

Chingluh là công ty chuyên sản xuất giày với 100% vốn Đài Loan. Đây là công ty

sản xuất giày có quy mô lớn nhất tại Long An.22

Sáng 23.9, tại Cty TNHH Takyung Vina (100% vốn Hàn Quốc, chuyên gia

công hàng may mặc ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM) có hơn 200 công

nhân (CN) đã ngừng việc để đòi chủ DN trả dứt điểm tiền lương tháng 8.2008.

Đại diện Cty thừa nhận việc chậm trả lương CN với tổng số tiền hơn 500 triệu đồng, nhưng đổ lỗi do khách hàng chậm thanh toán tiền gia công. Phía Cty đề nghị sẽ tạm ứng cho mỗi CN 200.000 đồng vào sáng 24.9, nhưng tập thể CN không chấp thuận vì cho rằng Cty đã nhiều lần thất hứa. Sau nhiều giờ đấu tranh, LĐLĐ huyện Hóc Môn đã buộc Cty cam kết trả dứt điểm tiền lương còn nợ cho CN vào chiều 26.9. Chiều 23.9, khoảng 80 CN Cty Gia Dinh (100% vốn Đài Loan, chuyên sản xuất hàng mộc xuất khẩu, tại khu CN Điện Nam-Điện Ngọc, huyện Điện Bàn) đã đình công. Theo CN, Cty buộc họ làm tăng ca, làm thêm vào ngày nghỉ để bù cho những ngày trong tuần bị cúp điện nhưng đều không được trả thêm tiền...

Chiều 23.9, đoàn liên ngành giải quyết đình công của tỉnh đã tổ chức họp giữa Cty và CN để hoà giải.23

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp đình công – những vấn đề lý luận, thực trạng và kiến nghị (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)