HẬU QUẢ CỦA ĐÌNH CÔNG

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp đình công – những vấn đề lý luận, thực trạng và kiến nghị (Trang 29 - 32)

Đình công là một hiện tượng phức tạp, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, đình công cũng để lại những hậu quả tiêu cực về kinh tế - xã hội và chính trị với những mức độ khác nhau;

+ Rõ rệt nhất là về mặt kinh tế - xã hội: Đình công đã để lại nhiều hậu quả cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể và cá nhân người lao động ở một mức

11

Theo báo lao động online. Võ Tuấn - Hơn 1.000 công nhân Cty Valley View đình công.

Website: http://www.laodong.com.vn/Home/Hon-1000-cong-nhan-Cty-Valley-View-dinh-cong/20089/106057.laodong

30

độ nhất định, hoặc gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung. Do vậy đã có ý kiến cho

rằng, đình công có thể ví như một mặt trái của nền kinh tế thị trường. Đối với người sử dụng lao động, khi đình công xảy ra sẽ làm ngưng trệ sản xuất , đảo lộn trật tự quản lý doanh nghiệp, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Đây được coi là những thiệt hại trực tiếp do đình công gây ra và có thể dễ dàng xác định trong thực tế. Ngoài

ra sự ngừng trệ sản xuất trong đình công còn ảnh hưởng đến việc hoàn thành các hợp

đồng kinh tế, làm mất uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh - đây là những thiệt hại khó xác định và gây thiệt hại không nhỏ trong thực tiễn. Ngoài ra, đình công có thể

để lại những hậu quả lâu dài trong quan hệ lao động. Nếu không được giải quyết triệt

để, đình công sẽ làm xấu đi tình trạng của quan hệ lao động. Đối với các cuộc đình công không trực tiếp nhằm vào chủ sử dụng lao động và có yêu cầu vượt khỏi phạm vi quan hệ lao động, nhằm gây áp lực với một chủ thể khác hay nhà nước, đình công vẫn gây hậu quả xấu cho doanh nghiệp đang diễn ra đình công. Đình công làm cho tiến độ

sản xuất bị giảm sút, bản thân người lao động (kể cả người tham gia và không tham gia

đình công) bị thiệt hại về thu nhập và ảnh hưởng đến công việc.

Thực tế, những cuộc đình công diễn ra dù ở quy mô nào cũng là một hiện tượng mất ổn định đối với trật tự xã hội. Qua mỗi cuộc đình công đều để lại vết thương lòng trong mối quan hệ tập thể người lao động, tổ chức công đoàn với người sử dụng lao

động, thậm chí ảnh hưởng xấu đến tập thể lao động, giữa nhóm người tham gia đình

công và những nhóm người không tham gia đình công. Đồng thời đình công ở một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống tinh thần, dư luận xã hội ở địa phương, và làm cho cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền đầu tư thời gian, công

việc để giải quyết như một việc cấp bách. Mặt khác, những cuộc đình công trái pháp

luật nếu đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng thì tác hại của nó còn lớn hơn, đó

là ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Qua đó, sẽ không

tránh khỏi việc giảm lòng tin đối với nhau, đòi hỏi phải có một thời gian cần thiết để khôi phục tình hình.

Như vậy, đình công mặc dù được nhìn nhận như một biện pháp đấu tranh kinh

tế của tập thể lao động nhằm đạt được những yêu cầu có lợi cho họ, nhưng lại gây những thiệt hại về vật chất đối với các chủ thể khác, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội. Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm kiềm chế các ảnh hưởng tiêu cực của đình công, hạn chế tình trạng đình công vô tổ chức và những cuộc đình công không có mục đích chính đáng.

+ Về mặt chính trị:

Đình công là một hiện tượng nhạy cảm vì liên quan đến vấn đề chính trị. Nếu

nhà nước không có sự điều chỉnh hợp lý và kịp thời thông qua các quy phạm pháp luật

phù hợp, đình công có thể bị các phần tử chống đối lợi dụng để biến thành công cụ đấu

31

tranh chính trị. Những cuộc đình công xảy ra với những bất ổn về chính trị hoặc trong tình hình chính trị xã hội có nhiều diễn biến phức tạp rất dễ biến thành những cuộc bãi công với quy mô lớn và mang màu sắc chính trị rõ nét để ủng hộ cho một đảng phái nào đó. Vì vậy, trong quá trình điều chỉnh pháp luật đối với đình công nên có những

quy định cụ thể nhằm hạn chế những biến tướng phức tạp này của đình công, bảo đảm

đình công chỉ đơn thuần là biện pháp đấu tranh kinh tế vì những lợi ích mang tính

nghề nghiệp của người lao động. Khác với những chế định khác của luật lao động, sự

định hướng của Đảng và Nhà nước cầm quyền thông qua các quy định về đình công và

giải quyết đình công được thể hiện tương đối rõ nét, đặc biệt là những khía cạnh nhạy cảm liên quan trực tiếp đến chính trị (như mục đích đình công, quy mô đình công, lãnh đạo đình công).

32 CHƯƠNG 2

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐÌNH CÔNG

Nói đến chế độ pháp lý chúng ta hiểu ngay là việc Nhà nước dùng pháp luật, và

dựa vào pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động vào các quan hệ xã hội nhằm tạo lập trật tự xã hội theo ý chí của Nhà nước. Đình công là hiện tượng kinh tế

xã hội khách quan trong nền kinh tế thị trường. Tính chất phức tạp của đình công cho

thấy cần có sự điều chỉnh để đình công phát huy mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, đình công sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế xã hội, đối với lợi ích chung của cả cộng đồng. Chính vì

thế, vấn đề đình công được Nhà nước ta rất quan tâm, do đó trước đây những quy định

về đình công đã xuất hiện trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

năm 1996, và hiện nay vấn đề này đã được quy định hiện hành trong Bộ luật lao động

(từ Điều 172 đến Điều 179). Để thực hiện quy định của Bộ luật lao động về đình công

thì các cơ quan thẩm quyền đã ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện như Bộ

luật tố tụng dân sự năm 2004, Nghị định số 122/CP ngày 27- 07- 2007 quy định danh

mục doanh nghiệp không được đình công và việc giả quyết yêu cầu của tập thể lao

động ở doanh nghiệp không được đình công, Nghị định số 113/CP ngày 16- 04 – 2004

quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, Thông tư số

12/TT-BLĐTBXH ngày 28- 01- 2005 hướng dẫn một số Điều của Nghị định 113/CP, và Nghị định số 12/CP ngày 30- 01- 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Điều 176 của Bộ luật lao động về hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi

của người lao động. các văn bản này quy định những vấn đề cụ thể như sau: điều kiện

hợp pháp của cuộc đình công, hành vi cấm trước, trong và sau quá trình đình công,

mức độ xử phạt của các hành vi vi phạm pháp luật lao động của các bên. Vấn đề giải

công, bế xưởng của người sử dụng lao động chưa được đề cập trong các quy định hiện hành về đình công. Thực tế ở Việt Nam vấn đề này chưa xảy ra. Tuy nhiên trong tương lai cần tính đến việc bổ sung các quy định về bế xưởng , giải công nhằm kịp thời điều chỉnh nếu hiện tượng này xảy ra trong thực tiễn.

Trong nội dung chương này người viết chủ yếu trình bày những cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn đình công ở nước ta hiện nay; bên cạnh đó đề tài cũng đề cập một

số quan điểm trong việc đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về đình công mà không

trình bày việc giải quyết đình công trong pháp luật lao động Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp đình công – những vấn đề lý luận, thực trạng và kiến nghị (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)