Thủ tục chuẩn bị đình công

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp đình công – những vấn đề lý luận, thực trạng và kiến nghị (Trang 37 - 39)

Theo quy định tại Điều 174a, khoản 1 Điều 174b Bộ luật lao động quá trình chuẩn bị đình công được tiến hành thông qua các bước sau đây:

+ Khởi xướng đình công (người khởi xướng có thể là Ban chấp hành công đoàn

hoặc đại diện tập thể lao động của doanh nghiệp, hoặc trên 50% tổng số người lao động đối với doanh nhiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới ba trăm người lao động hoặc trên 75% số người được lấy ý kiến đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ ba trăm người lao động trở lên đồng ý).

+ Tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động để xác định số người tán thành đình công bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký (nếu đủ số người quy định: trên 50%

tổng số người lao động đối với doanh nhiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới ba

trăm người lao động hoặc trên 75% số người được lấy ý kiến đối với doanh nghiệp

hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ ba trăm người lao động trở lên đồng ý).

+ Trao quyết định đình công và bản yêu cầu cho người sử dụng lao động đồng thời gửi một bản cho cơ quan cấp tỉnh và một bản cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh chậm nhất là 5 ngày trước ngày bắt đầu đình công.

Việc quy định trình tự thủ tục chuẩn bị đình công chặt chẽ như trên nhằm các

mục đích như:

38

Một là, đảm bảo quyền tự do định đoạt và ý chí tự nguyện của những người lao

động khi quyết định đình công. Mỗi cá nhân người lao động trong tập thể lao động đều

có quyền tự mình cân nhắc về việc tham gia đình công hay không, không ai có quyền

đe dọa hay buộc người lao động tham gia đình công.

Hai là, tạo điều kiện để tập thể lao động có sự chuẩn bị kỷ lưỡng các tiền đề cơ

bản, tạo khả năng thành công cho cuộc đình công như thu hút thêm sự tham gia đông đảo của người lao động trong tập thể lao động, chuẩn bị vật chất để hỗ trợ cho người

lao động nếu đình công kéo dài, tạo sự chú ý của dư luận, các cơ quan thông tin đại

chúng và sự quan tâm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Ba là, có thể coi đây là giai đoạn làm nguội đi những bức xúc của tập thể lao động, nhằm tránh một cuộc đình công không thật sự cần thiết; hoặc không thể ngăn chặn được cuộc đình công thì giai đoạn này cũng làm dịu đi tính quyết liệt của đình công, tránh những hành động quá khích của người lao động trong thời gian tiến hành đình công;

Bốn là, thủ tục gửi yêu cầu đến người sử dụng lao động sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có cơ hội xem xét những yêu cầu của tập thể lao động, cân nhắc giữa việc chấp nhận những yêu cầu của người lao động hay để đình công xảy ra;

Năm là, thủ tục thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giúp chính

quyền sở tại biết trước về khả năng xảy ra đình công và dự liệu những hậu quả của

đình công để có biện pháp xử lý kịp thời, hoặc khắc phục những hậu quả của đình công, đặc biệt là những bất ổn về chính trị xã hội nếu đình công xảy ra;

Sáu là, giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của đình công do đã

được thông báo và có sự chuẩn bị trước để đối phó với những tiêu cực của đình công. Trong thực tiễn, những mục đích đó của các nhà làm luật ở Việt Nam có được hay không? Xét thấy các cuộc đình công xảy ra trong thời gian qua, còn có nhiều

vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về thủ tục chuẩn bị đình

công. Cụ thể là còn tồn tại nhiều mâu thuẫn giữa những yêu cầu hết sức bức xúc của

người lao động khi tiến hành đình công với thủ tục đình công theo quy định của pháp

luật quá phức tạp, trong khi yêu cầu của người lao động trong thực tế thường là hợp pháp, chính đáng và cần được bảo vệ. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đảm bảo ý chí tự

nguyện của người lao động khi thực hiện quyền đình công với những quy định gò bó

về thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động trước khi tiến hành đình công. Pháp luật quy

định phải đảm bảo đủ trên 50% hoặc 75% số người trong tập thể lao động tán thành

bằng cách lấy chữ ký hoặc bỏ phiếu thì mới được phép tiến hành đình công. Như vậy,

quy định này chỉ khả thi ở những nơi ít người lao động. Còn đối với những nơi tập trung nhiều lao động, hoặc doanh nghiệp có nhiều cơ sở sản xuất đặt ở những địa điểm khác nhau thì đây lại là quy định khó có thể thực hiện được.

39

Thực tế, hầu hết các cuộc đình công đều trái pháp luật (mà một trong những lý do chủ yếu của tình trạng này là việc vi phạm các quy định về thủ tục chuẩn bị đình công) cho thấy tính không khả thi của các quy định hiện hành về thủ tục đình công. Để tạo thuận lợi cho việc đánh giá tính khả thi về thủ tục đình công hiện hành cần có nhứng

định hướng rõ ràng nhưng cũng cần chú ý đến những điểm sau:

Đình công không phải là một hiện tượng tiêu cực của nền kinh tế thị trường và tìm cách hạn chế hay loại bỏ nó bằng cách quy định những quy phạm pháp luật quá chặt chẽ (trong đó có các quy định về thủ tục chuẩn bị đình công), mà đình công đã có tác động tích cực, đó là thông qua đình công, các xung đột về quyền và lợi ích giữa

người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết. Ngoài ra, đình công còn

góp phần cải thiện quan hệ lao động như sau khi đình công người sử dụng lao quan tâm hơn đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Đa số các cuộc đình công có nguyên nhân xuất phát từ tình trạng vi phạm pháp luật của người sử

dụng lao động đã cho thấy những hạn chế của các quy định về thủ tục chuẩn bị đình

công trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Do đó, cần có

sự sửa đổi, bổ sung các quy định này theo hướng thông thoáng và đơn giản hơn.

Thực trạng nêu trên cho thấy đã đến lúc cần xem lại các quy định hiện hành về

thủ tục đình công để tạo điều kiện cho người lao động sử dụng quyền đình công một

cách hợp pháp. Muốn hạn chế tác động tiêu cực của đình công, Nhà nước cần có biện pháp phòng ngừa và giải quyết các xung đột ngay khi chưa xảy ra đình công. Nhà nước không nên hạn chế đình công bằng các quy định chặt chẽ về thủ tục đình công,

tránh để xảy ra tình trạng do Nhà nước quy định thủ tục đình công quá phức tạp nên

tập thể lao động không thể tiến hành đình công đúng pháp luật (dù nguyên nhân của

đình công là hợp pháp và chính đáng), người lao động từ chỗ bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trở thành bất hợp pháp, từ bên “nguyên đơn” trở thành “bị đơn” trong các vụ

kiện. Nhưng việc đơn giản hóa thủ tục đình công như thế nào cần phải được cân nhắc

kỷ trước khi chính thức quy định trong các văn bản pháp luật. Tránh việc quy định quá

thoáng hay quá đơn giản làm cho việc đình công ảnh hưởng đến mặt chính trị, kinh tế

và xã hội.

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp đình công – những vấn đề lý luận, thực trạng và kiến nghị (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)