Theo quy định tai Điều 174đ Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002, 2006,
2007): “Những hành vi sau đây bị cấm trước, trong và sau khi đình công:
+ Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích đông lôi kéo, ép buộc người
lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc; + Dùng bạo lực; làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp; + Xâm phạm trật tự, an toàn lao động;
+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;
+ Trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công;
+ Tự ý chấm dứt hoạt đông của doanh nghiệp để chống lại đình công;
+ Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.”
Trên cơ quy định về hành vi cấm trước, trong và sau đình công, Điều 19 Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/04/2004 của Chính phủ về việc quy định mức xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động,quy định mức phạt cụ thể như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi người lao động có hành vi sau đây:
a) Tham gia đình công sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tạm
hoãn hoặc ngừng cuộc đình công quy định tại Điều 175 hoặc tham gia cuộc đình công
quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 176 của Bộ Luật Lao động đã được sửa
đổi, bổ sung;
b) Có hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản doanh nghiệp hoặc có hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người có hành vi
cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc hoặc kích động người khác đình
công quy định tại khoản 2 Điều 178 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
45
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo đình công quy định tại khoản 1
Điều 178 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc bồi thường những thiệt hại về vật chất khi gây tổn hại máy, thiết bị, tài sản đối với người có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Ngoài ra, Bộ luật hình sự hiện hành cũng có một số điêu luật là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã có hành vi theo Điều 174đ Bộ luật lao động như tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105), tội buộc người lao động, cán bộ, công
chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128), tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
(Điêu 143), tội cố ý gây rối trật tự công cộng (Điều 245).
Theo Điều 179 Bộ luật lao động: “Người có hành vi không tuân theo quyết định
của Tòa án về cuộc đình công bất hợp pháp tùy theo mức độ vi phạm có thể bồi thường thiệt hại, bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”. Ngoài ra,
Nghị định số 12/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/01/2008 cũng quy định:
“…người có hành vi kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công, người
tham gia đình công trái với Quyết định của Thủ tướng chính phủ thì tùy theo mức độ
vi phạm xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Do đó, những người không thực hiện quyết định của Thủ tướng chính phủ hoặc Tòa án có thể bị trách nhiệm tương tự như đã thực hiện các hành vi bị cấm. Việc pháp luật hiện hành quy định cụ thể, rõ ràng về những hành vi bị cấm thực hiện trước, trong và sau đình côngtạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước trong việc áp dụng pháp
luật. Những hình thức chế tài được áp dụng không những có tính chất khắc phục hậu
quả, trừng trị những người có hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tính răn đe, phòng ngừa hiện tượng vi phạm pháp luật tái diễn.
Thực tế, đã từng xảy ra nhiều cuộc đình công do không kiềm chế được tâm trạng
bức xúc, các công nhân đình công đã có những hành vi manh động, đập phá máy móc,
có những hành vi không tốt đối với những người không tham gia đình công, hành hung người sử dụng lao động…Cũng có những trường hợp, người sử dụng lao động hoặc
quản lý của họ có những hành động quá đáng với những người lao động tham gia đình
công. Điển hình như:
Chiều qua 11.8, khoảng 1.000 CN Cty TNHH Epic Designers (chuyên may
mặc gia công, vốn Âận Độ, phường Tân Hiệp, Biên Hoà, Đồng Nai) đã đình công sang ngày thứ hai với yêu cầu đòi tăng thêm 200.000 đồng vào tiền lương cơ bản.
Bởi giá cả thị trường hiện nay tăng từ 30% đến 50% nhưng Cty chỉ tăng thêm 75.000 đồng vào lương cơ bản, 25.000 đồng tiền đi lại và CN nào mỗi ngày làm ra
46
10.000 sản phẩm trong 10 giờ đồng hồ, trong một tháng mới được tăng thêm 75.000 tiền đủ năng suất. LĐLĐ TP.Biên Hoà đã làm việc trực tiếp với ban GĐ Cty nhưng Cty vẫn chưa chịu phương án tăng lương. Bức xúc, khoảng 16h chiều qua, một nhóm