Nghiên cứu ảnh hƣởng của dung môi đến hàm lƣợng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các chất phân lập được từ cây đại hoàng (rheum tanguticum maxim ex balf) (Trang 38 - 39)

 Cao chiết thu đƣợc theo mẫu MT3 (2 giờ) ở trên, acid hóa dịch chiết bằng dung dịch acid HCl 5% đến pH = 2 – 3, thấy xuất hiện kết tủa. Phần kết tủa đƣợc lọc và chiết trong các loại dung môi khác nhau nhƣ: n-hexan, diclometan, etyl axetat (mục đích chiết các thành phần anthraquinon dạng phenolic tự do có hàm lƣợng cao hơn).

HVTH: Bá Thị Dƣơng 39

Cân 10g cao chiết ở mẫu MT3 (2 giờ), acid hóa dịch chiết bằng 50 ml dung dịch acid HCl 5% đến pH = 2 – 3, thấy xuất hiện kết tủa. Phần kết tủa đƣợc lọc và chiết 3 lần với 200 ml dung môi khác nhau tƣơng ứng: MH (chiết trong n-hexan), MD (chiết trong diclometan), ME (chiết trong etyl axetat) trong bình cầu 500 ml. Sau đó đặt trong điều kiện cách thủy có sinh hàn hồi lƣu, thời gian 30 phút. Tiến hành lọc, thu phần dịch và phần cặn tủa. Gom dịch các lần chiết, lấy 2 ml dịch chiết vào ống đựng mẫu (làm mẫu khảo sát sơ bộ anthraquinon), phần còn lại loại dung môi dƣới áp suất giảm thu đƣợc cao chiết, sấy khô ở nhiệt độ 60oC. Cân khối lƣợng cao chiết thu đƣợc, xác định hàm lƣợng thu đƣợc trong các thí nghiệm với các dung môi khác nhau.

Khảo sát sơ bộ và so sánh hàm lƣợng anthraquinon có trong dịch chiết bằng các phƣơng pháp sử dụng dung môi khác nhau. Sử dụng phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng (TLC), hệ dung môi triển khai là n-hexan/etyl axetat (9/1 v/v và 6/4 v/v). Hiện vết anthraquinon dƣới ánh sáng đèn UV (bƣớc sóng 254 và 365 nm) hoặc phun thuốc thử Ce(SO4)2, đốt ở 110o

C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các chất phân lập được từ cây đại hoàng (rheum tanguticum maxim ex balf) (Trang 38 - 39)