4. Đề xuất một số giải pháp
4.1.3.2 Nội dung tái cấu trúc
a, Những điều kiện cần thiết để thực hiện được tái cấu trúc sở hữu
Nhà nước cần có văn bản định hướng cụ thể, tạo điều kiện về môi trường pháp lý. Ban hành các thông tư, nghị định phù hợp liên quan đến vấn đề sở hữu Nhà nước tại các DNNN thuộc lĩnh vực xây dựng.
Về phía các công ty:
- Phát triển kế hoạch kinh doanh : Các DNNN thuộc ngành xây dựng cần xác định ngành nghề kinh doanh chính. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng. Về trung và dài hạn đầu tư mở rộng sang các ngành nghề có liên quan. Lợi ích của việc phát triển kế hoạch kinh doanh: Tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính để đẩy mạnh, phát triển và thu được lợi nhuận cao hơn. Hiệu quả trong điều hành và ra quyết định. Tăng cường tính kinh tế theo quy mô.
- Cơ cấu tổ chức : Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức. Hợp nhất các đơn vị kinh doanh ( các công ty con) trong cùng lĩnh vực để có quy mô lớn hơn và năng lực cạnh tranh mạnh hơn. Tăng cường chuẩn hóa quy trình và thúc đẩy chia sẻ các thông lệ tốt nhất cũng
như cung cấp các quy trình vận hành chuẩn. Xác định trách nhiệm co cấu tổ chức rõ rang. Xây dựng mô hình tổ chức linh hoạt để nhanh chóng thích ứng với những biến động của thị trường.
- Tái cấu trúc tài chính: Lành mạnh hóa, tạo tính minh bạch, tập trung tăng cường nguồn lực tài chính để nâng cao khả nâng sinh lời và hiệu quả hoạt động cho công ty, từ đó tạo sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong và ngoài nước với mô hình quản trị tiên tiến. Tái cơ cấu các khoản nợ. Chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải và tiến hành thoái vốn đầu tư tại các công ty hoạt động không hiệu quả. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: linh hoạt, hiệu quả, tập trung và có cơ chế kiểm soát.
- Tái cấu trúc quản lý: Thúc đẩy và phát huy chuyên môn và năng lực con người.Giảm thiểu các cấp trung gian quản lý. Đảm bảo mối quan hệ nhịp nhàng trong công ty cũng như với các bạn hàng. Hoàn thiện chức năng nhân sự - hành chính.
- Phát triển nguồn nhân lực: đảm bảo đáp ứng đủ nguồn lực cho công ty, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, từ khâu lựa chọn, tiếp nhận, sử dụng, đào tạo, đánh giá và đãi ngộ.
+ Xây dựng chính sách khuyến khích, động viên và chế độ đãi ngộ cụ thể (về tiền lương, điều kiện làm việc và các ưu đãi khác), đặc biệt là phải có bước đột phá trong trả lương đối với cán bộ công nhân viên, cán bộ quản lý, để giữ và thu hút lao động có tay nghề cao, cán bộ có năng lực, trình độ giỏi.
+ Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ trình độ và năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, phải làm tốt quy hoạch cán bộ, củng cố, nâng cao chất
lượng, quy mô đào tạo tại các cơ sở đạo tạo của công ty, cũng như liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, để có kế hoạch đào tạo đúng với nhu cầu của công ty, nhằm đa dạng hóa các hình thức đào tạo (trong nước, ngoài nước, dài hạn, ngắn hạn, tại chỗ...).
b, Chiến lược tái cấu trúc sở hữu * Phân tích thị trường
Phân tích, đánh giá lại thị trường để xác định nhu cầu. Hiện nay, thị trường bất động sản vẫn đang đóng băng, nhiều dự án xây dựng bị đình trệ. Việc quan trọng là đánh giá thị trường xây dựng nhà ở, các công trình công cộng, tìm kiếm những dự án mới khả thi. Đồng thời đánh giá khả năng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam cũng như các nhà đầu tư trong nước trong thời gian tới. Để lên kế hoạch thu hút vốn đầu tư thông qua cả hai con đường trực tiếp và gián tiếp. Đây là khâu rất quan trọng. Giúp các doanh nghiệp xác định được những nhà đầu tư lớn từ đó có phương án triển khai kế hoạch thu hút đầu tư. Giúp cho quá trình tái cơ cấu diễn ra được dễ dàng hơn. Không để tình trạng có cung nhưng không có cầu.
* Đánh giá năng lực nội tại, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ( SWOT )
Các DNNN thuộc lĩnh vực xây dựng cần làm báo cáo đánh giá lại năng lực nội tại của doanh nghiệp. Để xác định xem hiện tại vị trí trong ngành của mình là ở đâu. Có những điểm mạnh gì cần phát huy và những yếu kém cần khắc phục. Cơ hội hiện nay là gì và thách thức các DNNN sẽ gặp phải. Phải phân tích chi tiết kĩ lưỡng đối với tường DNNN thuộc lĩnh vực xây dựng. Có như vậy mới hiểu rõ được nội tại các doanh nghiệp. Từ đó mới có thể đưa ra được những chiến lược tái cấu trúc phù hợp nhất. Bởi lẽ đều là các DNNN nhưng cổ phần của nhà nước và hiệu quả hoạt động lại khác nhau.
* Các sáng kiến chiến lược Giai đoạn 2014-2016:
-Xây dựng lộ trình để đạt tới thông lệ tốt nhất về nền tảng và hợp nhất về tổ chức và quản lý, đạt quy mô hiệu quả.
- Xác định ngành chính, ngành trọng tâm. - Nâng cao năng lực nội tại.
- Thoái vốn 100% ngoài ngành.
- Tiến hành thoái vốn Nhà nước đối với các DNNN được chọn thí điểm đồng thời tăng sở hữu nước ngoài theo đúng nội dung tái cơ cấu đã đề ra theo hướng cụ thể sau: Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ sở hữu nhà nước tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần xây dựng Việt Nam theo hình chữ U. Và với tỷ lệ sở hữu Nhà nước dưới 27,61% thì tỷ lệ sở hữu Nhà nước tác động tiêu cực đến ROA, ngược lại trên 27,61% thì tỷ lệ sở hữu Nhà nước tác động tích cực đến ROA. Như vậy
+Đối với 16 công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước dưới 27,61% thì có đến 6 công ty ( CTD, HBC, HDG, LCG, LGL, REE) là đã thoái toàn bộ vốn Nhà nước. Còn các công ty còn lại, những công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước từ 20% trở lên (CDC,C47,LGC, HAS) Thoái vốn trong xuống xấp xỉ còn 15%. Do tỷ lệ sở hữu Nhà nước còn chiếm một vị trí quan trọng. Nên trong vòng 2 năm các doanh nghiệp này nên thoái vốn từ từ, tránh gây ra hiện tượng sốc do mất đi nguồn vốn nhà nước quá nhanh. Các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước dưới 20% ( SCV, CII, MDG, SRF…) tiến hành thoái vốn toàn bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động.
+Đối với 14 công ty ( BCE, HU1, HU3, ACC, CIG, TTC, PXI, PTC, PXM, UDC, PXS, PXT, VNE, VSI) có tỷ lệ sở hữu Nhà nước trên 27,61% : Nên giữ nguyên tỷ lệ sở hữu của Nhà nước. Bởi vì các công ty này đều có quy mô tổng tài sản nhỏ hơn 1231 tỷ (tổng tài sản trung bình) do đó rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong một thời gian nhất định ( 2014-2016). Để vượt qua khủng hoảng kinh tế và có thể đứng vững trên thị trường hơn. Theo dự đoán của nhóm nghiên cứu đến hết 2016, nền kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục.
+ Đối với tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Đa số các công ty xây dựng đang nghiên cứu có tỷ lệ sở hữu nước ngoài tương đối thấp. Chỉ có CTD và REE có tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên 20%, LCG và FCL trong khoảng 10-20%, còn lại dưới 10%. Do vậy mục tiêu và kế hoạch trong giai đoạn này là tiến hành thu rút vốn đầu tư nước ngoài nhắm tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành xây dựng lên đạt 10-20%.
+ Đối với tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT vừa là thành viên BGĐ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn nên : Nhóm khuyến nghị các công ty nên chuyên môn hóa, tách bạch trong quản lý, tạo điều kiện cho hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả tốt hơn.
+Đối với tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng sự ảnh hưởng này không nhiều. Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn cần có sự tập trung trong quản lý. Nên nhóm khuyến nghị : Các công ty nên phát hành thêm cổ phần, mở rộng quy mô, từng bước giảm tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT.
-Đánh giá lại giá trị của doanh nghiệp và chào bán công khai.
- Kiến nghị Nhà nước ban hành các nghị định tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận được với cổ phần của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2017-2020 ( Định hướng )
- Đánh giá lại sơ bộ tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và cơ cấu sở hữu - Đưa ra kết luận và có phương án triển khai tiếp như sau:
+ Đối với các doanh nghiệp đã giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống xấp xỉ 15% : Tiếp tục giảm vốn của nhà nước xuống 0%.
+ Đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nước trên 27,61% : Xây dựng kế hoạch thoái vốn phù hợp với điều kiện lúc bấy giờ của công ty.
+ Đối với tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mục tiêu đưa tỷ lệ sở hữu nước ngoài đạt 25-40%.
- Phân loại các DNNN thuộc ngành xây dựng và tiến hành triển khai áp dụng trên toàn ngành theo cốt lõi đã đề ra.
Sau khi tiến hành tái cơ cấu sở hữu, đưa ra báo cáo tài chính tổng quát của doanh nghiệp thí điểm. Đồng thời đưa ra dự báo tài chính trong giai đoạn sắp tới. Để phòng ngừa và loại trừ rủi ro có thể xảy ra.
c, Tổ chức và thực hiện
- Tăng vốn điều lệ của công ty thông qua việc: + Cổ đông nước ngoài: 60%
+ Cổ đông trong nước: 40%
-Tăng quy mô vốn điều lệ với các đơn vị thành viên kinh doanh hiệu quả và hoạt động trong ngành chính.
-Tháo vốn 100% tại các công ty thành viên hoạt động kém hiệu quả hoặc ngoài ngành.
- Thúc đẩy quảng bá và chào bán từng đợt cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. - Giám sát quy trình kế hoạch chiến lược và bất cứ hoạt động sáp nhập, mua bán doanh nghiệp hoặc giảm vốn đầu tư đảm bảo tuân thủ chiến lược và chính sách của công ty.
- Báo cáo định kỳ cho HĐQT về các chủ đề chiến lược, cập nhập, lập kế hoạch mua bán sáp nhập doanh nghiệp thường xuyên 6 tháng 1 lần.
- Đánh giá và phê duyệt các phương án do tư vấn thuê ngoài đề xuất về chiến lược, pháp chế và tài chính.
- Thành lập ban chuyên trách. Các thành viên của Ban sẽ là những người giàu kinh nghiệm về xây dựng chiến lược kinh doanh, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp, thoái vốn, định giá tài sản; hiểu biết sâu sắc về cơ cấu tổ chức các đơn vị kinh doanh liên quan đến các ngành nghề kinh doanh chính và môi trường pháp lý; kiến thức rộng về thị trường của các ngành kinh doanh chính; có khả năng tổng hợp và đưa ra đề xuất từ kết quả tìm hiểu được.
- Sau 2 năm thực hiện, cần có báo cáo đánh giá toàn diện để làm kinh nghiệp cho các doanh nghiệp khác đồng thời xác định tiếp hướng đi cho doanh nghiệp thí điểm.