Nguyên nhân giả thiết 5 chưa được chứng minh

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần xây dựng việt nam (Trang 49 - 51)

4. Thiết lập phương trình hồi quy:

2.3.4 Nguyên nhân giả thiết 5 chưa được chứng minh

Với giả thiết 5 nhóm đề xuất: Tỷ lệ sở hữu của các thành viên BKS tác động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động, tuy nhiên giả thiết này không được chứng minh ở 3 mô hình. Nguyên nhân của vấn đề này đó là tỷ lệ sở hữu của thành viên BKS quá thấp, theo đó không thể hiện tác động rõ rệt lên hiệu quả hoạt động. Thật vậy, cho đến nay, tại Việt Nam nhóm nhận thấy vấn đề này chỉ được đề cập trong một bài nghiên cứu của tác giả Phạm Quốc Việt khi nghiên cứu các nhân tố quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Theo đó, việc tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên BKS có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty chỉ được xác nhận trong nhóm công ty có sở hữu nhà nước chi phối hoặc nhóm công ty có quy mô vốn nhỏ. Trên cơ sở dữ liệu ở bảng thống kê mô tả, nhóm nghiên cứu nhận thấy biến CB ( tỷ lệ sở hữu của thành viên BKS) trong mô hình có giá trị trung bình là 0,68%, độ lệch chuẩn là 1,68% và giá trị cực đại là 10,01% ( có 11 quan sát có giá trị dưới 0,1%). Điều này cho thấy trong đa số quan sát, thành viên BKS là cổ đông thiểu số, con số này lại không dao động nhiều qua các năm, cho phép suy đoán rằng lợi ích mà các thành viên này thu được từ việc sở hữu cổ phần là không lớn, vì vậy những ảnh hưởng tích cực mà BKS tác động đến hoạt động của công ty mà nhóm nghiên cứu đưa ra ở phần giả thiết nghiên cứu là không lớn.

2.3.5 Về điểm uốn khi nghiên cứu tỷ lệ sở hữu nhà nước ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

Trong các bài nghiên cứu về tỷ lệ sở hữu nhà nước ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Tian & Estrin (2008) khi tiến hành nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu 1994-2004 tại thị trường Trung Quốc thì điểm uốn là 25% với chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động là ROA. Trong khi đó Mei Yu (2012) cũng nghiên cứu thị trường này nhưng trong khoảng thời gian 2003-2010 thì điểm uốn ở mức 32% trong mô hình mà biến hiệu quả hoạt động là ROA Trong khi đó điểm uốn ở bài nghiên cứu ở mức 27,61% đối với mô hình ROA. Nhóm nghiên cứu nhân thấyở mô hình trong Tian & Estrin (2008) thì trung bình ROA ở mức 3,3% thấp hơn nhiều so với mức 6,5% ở mô hình của Mei Yu (2012) mà tỷ lệ sở hữu nhà nước tương đương, từ đây dẫn đến suy đoán của nhóm điểm uốn Tian & Estrin (2008) thấp hơn điểm uốn trong mô hình Mei Yu (2012) do mặt bằng chung về hiệu quả hoạt động của công ty thời kỳ 1994-2004 mà Tian & Estrin nghiên cứu thấp hơn mặt bằng chung về hiệu quả hoạt động năm 2003-2010 mà Mei Yu đã nghiên cứu. Đó cũng là nguyên nhân tương tự đối với mô hình của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần xây dựng việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w