Lựa chọn biến phụ thuộc thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần xây dựng việt nam (Trang 33 - 35)

2. Xây dựng mô hình nghiên cứu

2.1 Lựa chọn biến phụ thuộc thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần trong các công trình nghiên cứu khoa học thường được đo lường theo ba tiêu chí chính: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tổng hợp. Nhưng trên thực tế thị trường Việt Nam những chỉ tiêu tài chính đáng tin cậy thường có trong các báo cáo tài chính được kiểm toán là phổ biến hơn nhiều các dữ liệu khác về thị trường. Vì vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần là hiệu quả tài chính.

Có nhiều chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, nhưng chỉ tiêu thường được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu thương được chia thành 2 loại chính: i) Các hệ số giá trị thị trường, còn gọi là các hệ số về tăng trưởng tài sản; ii) Các hệ số giá trị kế toán, còn gọi là các hệ số về lợi nhuận

Các hệ số giá trị thị trường thông dụng là hệ số Marris và Tobin’s Q. Trong đó Marris được tính bằng tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, còn Tobin’s Q được tính bằng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách của tổng tài sản. Do hệ số này có thể phản ánh trực tiếp mức độ tăng trưởng giá trị vốn chủ sở hữu trong cơ cầu vốn của doanh nghiệp, và đặc tính có thể cho biết hiệu quả tương lai của công ty bởi chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai (phản ánh vào giá thị trường của cổ phiếu) nên nhiều nghiên cứu đã sử dụng hệ số này làm chỉ tiêu để tính hiệu quả tài chính của doanh nghiệp như (Demsetz & Villalonga (2001), Jiraporn và Liu (2008), Tian và Zeitun (2007) và Nigel, Sarmistha (2007). Ở Việt Nam nhóm tác giả Lê Thị Phương Vy và Phùng Đức Nam (2012) cũng sử dụng chỉ số này để đo lường hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên sàn HOSE.

Về hệ số giá trị kế toán, trong các bài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các công ty trước đây, đa số các nhà nghiên cứu đều sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dụng lợi suất cổ tức - DY (Ming & Gee 2008; Ongore 2011), lợi nhuận trên doanh thu - ROS (Le & Buck 2011), hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI (Shah, Butt & Saeed

2011). Đây đều là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận và doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách sử dụng ROI thực ra chính là ROA, như trong nghiên cứu của Shah, Butt & Saeed (2011);

Tóm lại, trong điều kiện nghiên cứu của nhóm, nhóm quyết định đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần thông qua hai nhóm hệ số kết hợp lại, trong đó những chỉ tiêu thiết yếu nhất bao gồm ROA, ROE, Tobin’s Q

ROA được đo lường bằng lợi nhuận trên tổng tài sản theo công thức: ROA =

ROE được đo lường bằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu theo công thức: ROE =

Hệ sở Tobin’s Q được tính theo công thức:

Tobin’s Q = 2.2 Lựa chọn biến độc lập

Biến độc lập được sử dụng trong mô hình bao gồm: tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu thành viên HĐQT, tỷ lệ sở hữu thành viên BGĐ, tỷ lệ sở hữu thành viên BKS, tỷ lệ sở hữu của những người vừa là thành viên HĐQT, vừa là thành viên của BGĐ

State (%) : Tỷ lệ sở hữu nhà nước, được tính theo công thức State =

Foreign (%): Tỷ lệ sở hữu nước ngoài

Foreign=

State2 (%): bình phương tỷ lệ sở hữu nhà nước State2 = State×State/100

Foreign2 (%): bình phương tỷ lệ sở hữu nước ngoài Foreign2=Foreign×Foreign/100

BoD (%): Tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT BoD =

M (%): Tỷ lệ sở hữu của BGĐ

M =

CB (%): Tỷ lệ sở hữu của BKS

CB =

CC (%): Tỷ lệ sở hữu của những cá nhân, tổ chức vừa là thành viên của HĐQT, vừa là thành viên của BGĐ

CC =

2.3 Lựa chọn biến kiểm soát

Bên cạnh sự tác động của các nhóm biến độc lập, hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần còn chịu tác động của một số biến kiểm soát như

Leverage = Size = ln (Tổng tài sản)

Đây là những biến kiểm soát thường gặp khi nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động như nghiên cứu Mei Yu (2012), Cho (1998); Thomsen & Pedersen (2000). Vì đây là các biến kiểm soát nên nhóm không tiến hành phân tích hai biến này.

Với các biến phụ thuộc, biến độc lập và biến kiểm soát đã xác định ở trên, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình như sau:

Với các biến phụ thuộc, biến độc lập, biến kiểm soát đã xác định ở trên, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình như sau:

3.Phát triển giả thiết nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần xây dựng việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w