Thực trạng thoái vốn

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần xây dựng việt nam (Trang 56 - 59)

2. Thực trạng và nguyên nhân các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

2.2. Thực trạng thoái vốn

Trong những năm gần đây việc đầu tư ngoài ngành và thoái vốn các khoản đầu tư đó luôn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư cũng như các cấp quản lý Nhà nước. Như chúng ta đã biết, việc sở hữu nhà nước có thể gây nên bất lợi cho công ty như sự mâu thuẫn giữa mục tiêu chính trị-xã hội của nhà nước và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Thoái vốn làm giảm tỉ lệ sở hữu của nhà nước, giúp thu hút các nguồn vốn đầu tư khác vào công ty, tạo điều kiện cho công ty phát triển. Đây là việc mà các quốc gia khác trên thế giới đều thực hiện. Thoái vốn cũng sẽ giúp giảm lỗ và tăng nguồn tiền mà Chính phủ có thể điều chỉnh cho ngân sách, thay vì phải phát hành trái phiếu hoặc vay nợ.

Việc tiến hành thoái vốn doanh nghiệp nhà nước được tiến hành trên quy mô lớn, không những các doanh nghiệp không làm ăn hiệu quả mà còn cả đối với những

doanh nghiệp làm ăn có lãi. TS Nguyễn Đình Cung, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, nếu bán lỗ nhưng "cắt" được lỗ và có cơ hội đầu tư vào nơi khác tốt hơn thì nên làm. Thậm chí cả với những DN đang lãi, nếu cần vốn để đầu tư vào chỗ khác quan trọng hơn thì cũng nên thực hiện… Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều khẳng định, để thoái vốn hiệu quả và giảm thất thoát, quan trọng là phải công khai minh bạch. Nhưng trên thực tế, việc thoái vốn hoàn toàn không dơn giản, vì có quá nhiều vướng mắc chưa được gỡ bỏ.

Về bản chất, thoái vốn là phân bố lại nguồn lực theo cơ chế thị trường trên phạm vi toàn quốc và nền kinh tế, nhằm chuyển những nguồn lực của Nhà nước hiện đang không được sử dụng ở đâu đó, hoặc sử dụng không hiệu quả sang những lĩnh vực đầu tư có hiệu quả, được quản lý hiệu quả...Thoái vốn đầu tư ngoài ngành không phải là thay đổi nguồn lực theo hướng chuyển vốn từ DNNN này sang DNNN khác, không phải là sự sắp xếp lại. Thế nhưng trên thực tế, việc thoái vốn đang làm hiện nay có vẻ như là thoái vốn để cắt lỗ, nghĩa là những khoản đầu tư ngoài ngành nào chưa lỗ thì chưa bán, thậm chí ưu tiên bán khoản lỗ, khoản xấu trước. Và ngay chuyện cắt lỗ này cũng đòi hỏi phải bán được với giá cao. Mặt khác, nếu mua thì người mua phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để xử lý. Chính vì thế mà việc thoái vốn hiện tại đang diễn ra không được như ý muốn. Ngoài ra còn có thể kể tới những vướng mắc về pháp lý, về kỹ thuật khiến cho việc thoái vốn không diễn ra thuận lợi như mong muốn.

Theo quy định, cho đến hết năm 2015 toàn bộ doanh nghiệp nhà nước đều được yêu cầu thoái toàn bộ vốn đầu tư ngoài ngành nhằm lành mạnh tài chính, giảm thiểu rủi ro. Vấn đề này có liên quan trực tiếp đến các công ty cổ phần xây dựng, bởi lẽ, ngành xây dựng trong thời gian qua được các ngành khác đầu tư lớn.

Vấn đề đặt ra là thoái vốn như thế nào? Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp chấp nhận thoái vốn dưới mệnh giá. Như công ty thủy sản Việt Nam Seaprodex bất ngờ công bố bán 1 triệu cổ phiếu sở hữu của CLG-CTCP Đầu tư và phát triển nhà đất COTEC, không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của Seaprodex. Nhưng đã gần một tháng kể từ khi công bố CLG không chạm ngưỡng giá 10.000 đồng/ cổ phiếu. Một trường hợp khác, GOMA được lệnh của Bộ Xây dựng yêu cầu thoái vốn toàn bộ khỏ 9 đơn vị. Trong đó đáng có CIG – CTCP COMA18, một công ty niêm yết đang giao dịch

xung quanh mức giá 5.000đồng/cổ phiếu và kết quả kinh doanh kém. Vậy 6,8 triệu cổ phần CIG sẽ được bán thế nào và bán cho ai?

Bên cạnh đó việc các doanh nghiệp thoái vốn ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn của công ty, ngay lập tức có thể tạo ra các khoản lỗ và rất có thể trách nhiệm sẽ được quy cho ban điều hành cũng như HĐQT của công ty đó. Trong bối cảnh nguồn vốn thì khó khăn, liệu các công ty có chấp nhận mất đi một nguồn vốn lớn. Việc mất vốn kèm theo hoạt động công ty thua lỗ, BGĐ và HĐQT sẽ phải làm báo cáo giải trình trước các cổ đông và căn cứ vào đó có mức phạt giảm trừ lương. Do đó các công ty cổ phần xây dựng hiện nay vẫn có mong muốn giữ một lượng vốn nhất định của nhà nước để đảm bảo cho sự phát triển của mình. Thực tế, theo nghiên cứu các công ty hiện nay có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trung bình vào khoảng 20%. Việc thoái vốn của nhà nước có thể dẫn đến mất đi sự đảm bảo. Một số công ty có mức sở hữu nhà nước cao như BCE – 51,85%( 2012), UDC - 67,68% ( 2012) hay VSI 60% ( 2012) thì việc thoái vốn lại càng khó khăn và phải có lộ trình cụ thể để không dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn trầm trọng.

Có thể thấy các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cổ phần hóa hay thoái vốn của nhà nước gặp nhiều khó khăn là do: tỷ lệ vốn bán ra ngoài thành công thấp, vẫn còn nhiều vướng mắc chưa giải quyết kịp thời. Chẳng hạn, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vườn cây vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa còn nhiều vướng mắc, mang tính đặc thù ở từng doanh nghiệp, từng địa phương. Bên cạnh đó, việc kiểm toán kết quả giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính, đối chiếu công nợ cũng mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Đặc biệt, do sự giảm sút của thị trường chứng khoán, bất động sản, khiến giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá khác với khi tiến hành cổ phần hóa, trong nhiều trường hợp sự chênh lệnh là rất lớn. Nguyên nhân này ảnh hưởng lớn đến tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp, việc thoái vốn nhà nước đã đầu tư ngoài ngành, nghề kinh doanh chính và thoái vốn ở những công ty cổ phần mà nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối. Bên cạnh đó, còn có tình trạng chưa hiểu rõ quan điểm, tư tưởng ở ngay doanh nghiệp và những cấp cao hơn. Đây là yếu tố cản trở rất lớn đến việc thực hiện tái cấu trúc các doanh nghiệp nói chung và các công ty cổ phần xây dựng Việt Nam nói riêng.

Việc thoái vốn của nhà nước gây thiếu hụt vốn thì việc các công ty xây dựng thoái vốn ở các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành lại đem lại nguồn vốn bổ sung. Điền hình như : UCD – CTCP Xây dựng và phát triển đô thi tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã thực hiện thoái vốn toàn bộ tại CTCP thoái nước Quảng Nam với giá 10.000 đồng/ cổ phiếu vào 26/10/2013 giá trị chuyển nhượng thu về là 32, 4 tỷ đồng. Công ty cổ phần xây dựng Anpa đăng kí chuyển nhượng quyền mua 2,102,070 cổ phiếu của CLG. Công ty cổ phần Licogi 16 hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ 1,470,000 cổ phần của CTCP licogi 16.5. Ngoài ra, tìm hiểu qua thực trạng các công ty được niêm yết trên sàn, chúng ta có thể thấy được tình hình thoái vốn của các cổ đông đang diễn ra ồ ạt, có những cá nhân, tổ chức từ vị thế cổ đông lớn đã chấp nhận bán đi một phần lớn các cổ phiếu của minh, cũng có những cổ đông hoặc người thân của cổ đông đã bán tháo cổ phiếu của mình. Hầu hết mục đích của việc này đều là nhằm tránh những tổn thất về tài chính có thể xảy ra khi làm một cổ đông lớn trong một công ty đang trong giai đoạn khó khăn và cũng nhằm thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá khi giá thị trường của cao hơn mệnh giá ghi trên cổ phiếu trước lúc giá cổ phiếu đạt mức thấp hơn cả giá trị danh nghĩa của nó, từ đó một số cá nhân, tổ chức có thể có thêm vốn để đầu tư vảo các hoạt động khác đem lại hiệu quả cao hơn trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay. Sức cạnh tranh của các công ty hiện nay khá suy kiệt. Việc huy động vốn trên thị trường các doanh nghiệp cũng như từ các tổ chức tài chính là rất khó khăn, do các doanh nghiệp không còn nhiều vốn như trước. Từ 2011 ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt làm cho các ngân hàng đã thu hẹp hoạt động cho vay của mình. Nên rất cần thiết thoái vốn để huy động vốn.

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần xây dựng việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w