Kết quả tính toán

Một phần của tài liệu Ứng dụng MVT trong dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10 nâng cao THPT (Trang 73 - 82)

- Hoạt động 1: phân loại va chạm và tìm tính chất của từng loại va chạm.(15 phút)

3.5.2.2. Kết quả tính toán

Bảng 1. Bảng thống kê điểm số kết quả bài kiểm tra

Điểm số Bài KT Lớp Số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 72 0 0 0 3 10 15 20 9 9 6 0 TNKQ ĐC 72 0 0 0 5 14 23 16 4 6 4 0 TN 72 0 0 0 2 11 13 16 13 8 7 2 Viết ĐC 72 0 0 1 5 15 22 15 7 5 3 0

Bảng 2. Bảng thống kê điểm số hai bài kiểm tra số HS đạt điểm từ Xi Lớp Số HS Số bài KT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 72 144 0 0 0 5 21 28 36 22 17 13 2 ĐC 72 144 0 0 1 10 29 45 31 11 11 7 0

Bảng 3. Bảng thống kê số HS đạt điểm từ Xi trở xuống.

số HS đạt điểm từ Xi trở xuống Lớp Số HS Số bài KT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 72 144 0 0 0 5 26 54 90 112 129 142 144 ĐC 72 144 0 0 1 11 40 85 116 127 138 144 144

Bảng 4. Bảng thống kê số %HS đạt điểm từ điểm số Xi trở xuống.

số HS đạt điểm từ Xi trở xuống Lớp Số HS Số bài KT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 72 144 0 0 0 3,5 18,1 37,5 62,5 77,8 89,6 98,6 100 ĐC 72 144 0 0 0,7 7,6 27,8 59 80,6 88,2 95,8 100 100 Bảng 5. Các thông số thống kê. Lớp Số HS Số bài KT X S2 S V% TN 72 144 6,13 2,75 1,66 27,1 ĐC 72 144 5,39 2,36 1,54 28,6

Từ các số liệu trong bảng 2 và bảng 4 biểu diễn đồ thị điểm số và đường cong tần suất lũy tích của các lớp ĐC và TN.

Đồ thị 1: Điểm số các bài kiểm tra 0 10 20 30 40 50 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm số Xi S h c s in h ĐC TN

Đường tần suất lũy tích của các nhóm ĐC và TN

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm số Xi S % h c s in h đ t từ đ iể m s X i tr x u n g ĐC TN

Từ bảng 5 ta thấy: Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC, tuy nhiên chưa thể khẳng định chất lượng học tập của HS lớp TN tốt hơn lớp ĐC. Ở đây nảy sinh vấn đề: Sự chênh lệ ch đó phải chăng do sử dụng PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT trong dạy học thực sự tốt hơn trong dạy học truyền thống hay do ngẫu nhiên mà có? Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi tiếp tục xử lý số liệu TNSP bằng phương pháp kiểm định thống kê.

Kiểm đị nh thống kê:

Giả thuyết H1 = XTN> X ĐC đối lập với giả thuyết thống kê (PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT thực sự tốt hơn PPDH thông thường).

Chọn mức ý nghĩa = 0.05. Để kiểm định giả thuyết H1 ta sử dụng đại lượng ngẫu nhiên Z. Với TN 2 2 TN TN N N X X Z S S    §C §C §C Trong đó: NTN = 72, NĐC = 72; 2 TN 2, 75 S  2 2, 36 S  §C ; XTN 6,13; X§C 5, 39  Z = 2.84

Với = 0.05 ta tìm giá trị giới hạn Zt:   1 2 1 2.0, 05 0.45

2 2

t

Z

    

Tra bảng các giá trị La place ta có Zt = 1.65

So sánh Z và Zt ta có: Z > Zt. Vậy với mức ý nghĩa = 0.05, giả thuyết H0 bị bác bỏ do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Do vậy X TN> X ĐC là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Nghĩa là PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT thực sự có hiệu quả hơn.

Kết luận:

- Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC, đại lượng kiểm định Z > Zt chứng tỏ PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT thực sự có hiệu quả.

- Hệ số biến thiên giá trị điểm số của các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC, chứng tỏ: Độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC. Điều này phản ánh thực tế ở lớp học TN: Hầu hết HS tham gia xây dựng bài một cách tích cực vì vậy đạt hiệu quả cao trong kiểm tra và sự chênh lệch giữa các HS trong lớp cũng ít hơn.

- Đồ thị tần số luỹ tích của hai lớp cho thấy: chất lượng học của các lớp TN thực sự tốt hơn các lớp ĐC.

Qua quá trình TNSP có thể kết luận: Sử dụng PPDH giải quyết vấn đề vớ i sự hỗ trợ của MVT để giảng dạy một số bài trong chương “Các định luật bảo toàn” cho HS lớp 10 nâng cao tạo ra không khí học tập sôi nổi, HS học tập tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi sáng tạo ở các em. Về mặt định lượng, tổ chức dạy học theo hư ớng phát huy tính tích cực, tự lực giải quyết vấn đề trong học tập

của HS với PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT đã đem lại hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao chấ t học tập. Như vậy, sử dụng PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT trong QTDH góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới PPDH hiện nay. Tuy nhiên, để việc áp dụng thực sự có hiệu quả đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ phía GV.

3.6. Kết luận chương 3

Qua một số tiết TNSP, với số lượng HS hạn chế, các bài giảng đã biên soạn theo PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT khẳng định có thể sử dụng giảng dạy trong điều kiện cơ sở vật chất có thể của trường. Kết quả TNSP cho phép khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn, các bước của tiến trình dạy học theo PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT, các giải pháp sư phạm trong mỗi bước là phù hợp và có tính khả thi. Những kết quả bước đầu có thể khẳng định việc tổ chức dạy học theo PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 nâng cao có tác dụng nâng cao chất lượng DHVL, góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Cụ thể:

- Đối với hoạt động học tập của HS: Có tác dụng giúp HS nắm vững kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo, gây hứng thú, kích thích sự tò mò và khơi dậy lòng ham hiểu biết của các em. Hiệu quả các giờ học theo tiến trình dạy học mới giúp các em hiểu bài tốt hơn, chất lượng ghi nhớ, khắc sâu kiến thức cao hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống cụ thể linh hoạt và hiệu quả hơn. Nhờ đó đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng học tập của HS.

- Đối với hoạt động dạy của GV: Có tác dụng hỗ trợ nhiều mặt trong hoạt động dạy học của GV, ứng dụng MVT trong dạy học giải quyết vấn đề giúp giáo viên tạo các tình huống có vấn đề dễ dàng hơn, trực quan hơn, lôi cuốn, kích thích tính tò mò của học sinh hơn, trong điều kiện làm thí nghiệm khó khăn hoặc không thể làm thí nghiêm. Ở các giai đoạn còn lại của PPDH giải quyết vấn đề cũng vậy MVT cũng được hỗ trợ rất nhiều giúp GV hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề, vận dụng tri thức mới tốt hơn ,... nhờ đó GV có nhiều thời gian để quan tâm đến hoạt động học của HS, tăng cường việc chỉ đạo hoạt

lực học tập của từng HS. Bên cạnh đó nó còn có khả năng giúp GV giám sát và điều tiết được tiến trình dạy học.

- Để các giờ học theo PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT đạt hiệu quả cao, lôi cuốn sự chú ý, tự lực tìm tòi giải quyết vấn đề... của HS đòi hỏi GV phải có năng lực sư phạm, có sự đầu tư thời gian để chuẩn bị tiến trình dạy học một cách khoa học.

- Như vậy, phương án dạy học theo PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ tr ợ của MVT đã có tính khả thi khi dạy học vật lý ở trường phổ thông. Tuy nhiên, không phải bài nào, chương nào cũng sử dụng PPDH giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT hoặc sử dụng riêng lẻ PP này mà phải sử dụng cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức, phải kết hợp với các PPDH khác và không nên xem MVT là PTDH vạn năng có thể thay thế GV hay phủ định vai trò của các PTDH truyền thống khác. Để phát huy tối đa thế mạnh của mỗi PTDH cần có sự phối hợp giữa các PTDH, đồng thời biết phối hợp linh hoạt các hình thức lên lớp và các PPDH khác.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua cả nước đang trong thời kỳ đổi mới trên tất cả mọi lĩnh lực của đời sống xã hội, giáo dục của nước nhà cũng đã và đang đ ổi mới mạnh mẽ về cả nội dung, chương trình sách giáo khoa cũng như phương pháp dạy học, trong đó các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm được các nhà giáo dục triển khai mạnh mẽ ở mọi cấp học và đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Những thiết bị công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc giảng dạy, việc nghiên cứu, tìm kiếm những con đường, cách thức để cải tiến các PTDH nhằm nâng cao chất lượng của QTDH là việc làm thiết thực để hình thành một xã hội học tập, đón nhận sự ra đời tất yếu của nền GD điện tử trong thời đại MVT hiện nay. Qua quá trình ứng dụng MVT trong dạy học giải quyết vấn đề để dạy học chương “Các định luật bảo toàn”chươn g trình vật lý lớp 10 nâng cao và tiến hàn h TNSP, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau đây:

1. Trong dạy học vật lý cần tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức cho HS phù hợp với con đường biện chứng của quá trình nhận thức vật lý. Trong đó mối quan hệ giữa tư duy vật lý và quá trình nhận thức vật lý là rất quan trọng rồi từ đó bồi dưỡng năng lực nhận thức. Trong quá trình dạy học vật lý nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là bồi dưỡng và phát triển tư duy vật lý cho HS. Chúng tôi cũng đưa ra một số biện phá p để bồi dưỡng và phát triển tư duy vật lý cho HS.

2. Theo khảo sát thì dạy học với sự hỗ trợ của MVT có khả năng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. MVT có thể được sử dụng trong nhiều khâu của quá trình dạy học. Do đó chúng tôi đã trình bày một số chức năng ưu việt của MVT có thể ứng dụng trong tiến trình dạy học vật lý nhằm phát triển tư duy cho HS

3. CNTT nói chung, MVT nói riêng có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của PP dạy học GQVĐ, giúp cho việc thực hiện phương pháp này trong nhiều trường hợp trở nên dễ dàng, thuyết phục, tạo được lòng tin cho HS hơn, cho nên việc ứng dụng MVT vào dạy học GQVĐ sẽ góp phần giúp cho GV và HS trong nhiều trường hợp sẽ thuận lợi, dễ dàng trong việc tiếp cận kiến thức mới, và sẽ nâng cao được năng lực nhận thức và tư duy của HS.

4. Trong chương này cũng trình bày một số ý tưởng về dạy học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của MVT khi dạy học chương “Các định luật bảo toàn”.

5. Qua nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc logic nội dung, tìm hiểu những khó khăn mà GV, HS thường gặp trong QTDH chương " Các định luật bảo toàn ". Đưa ra phương án khắc phục đồng thời vận dụng cách t hức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS . Việc làm này có ý nghĩa tạo cơ sở cho việc xây dựn g bài giảng thực sự có chất lượng.

6. Chúng tôi cũng xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu gồm TNA, hình ảnh, video clip... để phục vụ cho việc soạn giảng cũng như giảng dạy chương “Các định luật bảo toàn”.

7. Đề tài cũng đã thiết kế 3 giáo án phục vụ giảng dạy cho 4 tiết dạy thuộc 3 bài học trong chương “Các định luật bảo toàn”, Vật lý 10 nâng cao. 3 giáo án này được thiết kế theo tinh thần đổi mới PPDH, lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Trong đó, các ứng dụng của MVT đã phát huy tác dụng rất lớn trong quá trình dạy học theo PPDH GQVĐ, nó đã làm cho học sinh hứng thú, tập trung phát biểu xây dựng bài, nhờ sử dụng MVT mà giáo viên tiết kiệm được thời gian diễn giảng, học sinh tiếp thu bài tốt, có kỹ năng vận dụng tốt. Qua kết quả TNSP, chúng tôi đã kiểm chứng được tính hiệu quả của đề tài, việc dạy học chương “Các định luật bảo toàn” theo PPDH GQVĐ với sự hỗ trợ của MVT đã thật sự làm cho chất lượng học tập của học sinh được nâng lên, giả thuyết khoa học của đề tài đã được khẳng định.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi có kiến nghị:

1. Để phát huy tối đa hiệu quả việc đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của MVT cần tổ chức cho HS làm quen với môi trường học tập mới từ các lớp dưới và từ các phần học trước. Trang bị cho HS những kiến thức và kỹ năng tin học cơ bản phục vụ cho mục đích học tập.

2. Tăng cường trang thiết bị, PTDH hiện đại như MVT, máy chiếu cho các trường phổ thông một cách đầy đủ và đồng bộ. Nên có phòng học bộ môn, phòng chức năng để tạo điều kiện sử dụng PPDH hiện đại vào QTDH một cách tốt nhất.

3. Có biện pháp khuyến khích GV ứng dụng PTDH hiện đại trong QTDH, như việc tổ chức hội thi GV giỏi về ứng dụng CNTT trong đ ổi mới PPDH vật lý phổ thông ở

từng địa phương và trên cả nước.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi thấy đây là h ướng nghiên cứu mới của nước ta. Tuy nhiên, một số nước trên thế giới nó đã được sử dụng phổ biến và thực sự đem lại hiệu quả. Mặc dù trong thời gian không dài và khả năng còn hạn chế nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất và nghiên cứu đề tài này để hoàn thiện LLDH và phát huy tối đa hiệu quả của việc ứng dụng MVT để hỗ trợ các PPDH tích cực nói chung, dạy học GQVĐ nói riêng dạy học trong dạy học vật lí.

Hy vọng rằng, đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông hiện nay nhất là việc ứng dụng MVT vào DHVL.

Hướng phát triển của đề tài.

-Khắc phục những hạn chế, những thiếu sót của PPDH GQVĐ với sự hỗ trợ của MVT trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn ”. Để đề tài thực sự có tính chuyên nghiệp, có thể triển khai ứng dụng trong phạm vi rộng.

-Từ luận văn này chúng tôi tiếp tục hoàn thiện, phát triển khả năng ứng dụng MVT trong dạy học GQVĐ vào dạy học chương “ Các định luật bảo toàn ” và mở rộng phạm cho các nội dung khác trong chương trình vật lý phổ thông.

-Nghiên cứu xây dựng một cấu trúc cơ sở dữ liệu có tính tối ưu về phương diện dạy học làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển hệ thống thư viện điện tử ngày càng được chuẩn hoá trong tương lai. Hình thành thư viện các phim thí nghiệm, các mô phỏng vật lý phục vụ cho việc xây dựng bài giảng theo phương pháp dạy học GQVĐ với sự hỗ trợ của MVT.

- Nghiên cứu việc sử dụng MVT với các thiết bị ngoại vi trong dạy học từ đó chú ý khai thác khả năng hỗ trợ của MVT trong các thí nghiệm mô phỏng vật lý.

Một phần của tài liệu Ứng dụng MVT trong dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10 nâng cao THPT (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)