Các video clíp về chuyển động của máy bay phản lực, tên lửa rời bệ phóng, các hành tinh trong hệ mặt trời

Một phần của tài liệu Ứng dụng MVT trong dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10 nâng cao THPT (Trang 47 - 50)

tinh trong hệ mặt trời...

Trên đây là một số thí nghiệm ảo, hình ảnh và video clip để phục vụ cho việc dạy học chương “Các Định luật bảo toàn” vật lý 10 nâng cao. Tuy nhiên cơ sở dữ liệu để dạy học chương này rất p hong phú những do trong khuôn khổ của luận văn tôi không thể trình bày ra hết những cơ sở dữ liệu thu thập được, nếu có điều kiện tôi sẽ trình bày thêm ở phần phụ lục.

2.8.1. Giáo án 1: Định luật bảo toàn động lượng1. Mục tiêu: 1. Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Biết được thế nào là hệ kín.

- Nắm vững được định nghĩa động lượng và nội dung định luật bảo toàn động lượng áp dụng cho hệ kín.

b) Kỹ năng:

- Biết vận dụng định luật để giải một số bài tập

c) Thái độ nhận thức

- Có nhận thức đúng đắn về Định luật bảo toàn động lượng, và hiểu được nó có nhiều ứng dụng trong thực tế.

2. Công tác chuẩn bị của GV và HS:

- GV: chuẩn bị hình ảnh, các TNA về sự va chạm của hai vật trong hệ kín, các phiếu học tập in sẵn cho HS, projector, màn chiếu.

- HS: Ôn lại kiến thức về định luật II và III của Niutơn và định luật bảo toàn công đã học ở THCS.

3. Tiến trình hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức đã học (5 phút) 1. Kiểm tra bài cũ:

-Phát biểu định luật II Niutơn v à viết biểu thức. - Phát biểu định luật III Niutơn và viết biểu thức.

2. Đặt vấn đề vào bài mới:

GV: dùng một TNA mô phỏng quá trình va chạm của hai vật trong hệ kín,

trong TNA đó, có thể hiện rõ khối lượng và vận tốc của hai vật trước và sau va chạm. Sau đó đặt câu hỏi, trong va chạm giữa

hai vật trong hệ kín thì đại lượng nào bảo toàn . GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm mô phỏng và dự đoán kết quả.

HS: dự đoán : chẳng hạn tích số giữa khối lượng m và bình phương vận tốc v;

hay chỉ vận tốc v của hệ kín bảo toàn, hay tích số giữa khối lượng m và vận tốc v của hai vật trong hệ kín được bảo toàn,… .

GV: để trả lời được câu hỏi “Đại lượng nào bảo toàn trong va chạm giữa hai vật trong hệ kín?”. Hôm nay chúng ta học bài mới là bài Định luật bảo toà n động lượng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hệ kín (5 phút)

- Đặt vấn đề: Khi nghiên cứu chuyển động của một vật dưới tác dụng của các lực. Mỗi vật có thể chịu tác dụng của các vật ở trong hệ và từ các vật ở ngoài hệ. Giải bài toán như vậy rất phức tạp. Bài toán sẽ đơn giản hơn nếu hệ mà ta xét là hệ kín hay hệ cô lập. Khi khảo sát hệ kín, người ta thấy có một số đại lượng vật lý đặc trưng cho trạng thái của hệ được bảo toàn, nghĩa là chứng có giá trị không đổi theo thời gian. Trong chương này chúng ta nghiên cứu một số đại lượng bảo toàn đó.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Thông báo khái niệm hệ kín

- Hệ vật và Trái Đất có phải là hệ kín không? Vì sao?

- Thông báo: Nhưng nếu các lực ma sát, lực cản, lực hấp dẫn rất nhỏ thì, một cách gần đúng, ta có thể coi hệ vật và Trái Đất là hệ kín.

- Hệ 2 vật chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang có phải là hệ kín không?

* Gợi ý: Xét tổng các ngoại lực tác dụng - Thông báo: Trong các vụ nổ, va chạm các nội lực xuất hiên thường rất lớn so với ngoại lực thông thường nên hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cá nhân nhận thức vấn đề của bài học - Hệ vật và Trái Đất không phải là hệ kín vì vẫn có các lực hấp dẫn của các

- Là hệ kín vì các ngoại lực gồm trọng lực và phản lực của mặt phẳng ngang triệt tiêu lẫn nhau.

Hoạt động 2: Xây dựng khái niệm động lượng, độ biến thiên động lượng (10 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

-Chiếu TNA về chuyển đông của viên bi -a và hình ảnh cầu thủ đá banh.

Một phần của tài liệu Ứng dụng MVT trong dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10 nâng cao THPT (Trang 47 - 50)