- Quan sát và trả lời câu hỏi 1 trong phiếu học tập
b. Về kĩ năng:
- Biết vận dụng các định luật bảo toàn cơ năng và bảo toàn động lượng khảo sát các bài toán va chạm
- Tính được phần cơ năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác trong sự va chạm mềm.
c) Thái độ nhận thức
- Ý thức sẵn sàng áp dụng những hiểu biết của mình vào các hoạt động trong gia đình và xã hội để cải thiện điều kiện sống và bảo vệ môi trường.
- Có sự hứng thú học tập môn vật lí, lòng yêu thích khoa học.
2.Chuẩn bị của GV và HS:
a. GV: TNA về các dạng va chạm, projector, màn chiếu, các phiếu học tập in sẵn cho HS.
b. HS: Ôn tập các kiến thức về định luật bảo toàn cơ năng và định luật bảo toàn động lượng
3. Tiến trình hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới. (7 phút) a. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là cơ năng của một vật? Cho ví dụ
- Viết định luật bảo toàn cơ năng cho trường hợp trọng lực và lực đàn hồi của lò xo.
b. Đặt vấn đề v ào bài mới:
- Chiếu cho HS xem thí nghiệm mô phỏng và va chạm giữa hai quả bóng . Giữ cố định vận tốc của 2 quả bóng trong từng trường hợp. Yêu cầu HS nêu dự đoán vận tốc của hai quả bóng sẽ thay đổi như thế nào trong một vài trường hợp khi thay đổi khối lượn g của một trong 2 quả bóng ( lúc đầu cho khối lượng hai quả bóng xấp xỉ nhau, sau đó cho một quả bóng có khối lượng tăng lên, lớn hơn rất nhiều so với quả bóng kia). Sau đó cho các em quan sát TNA để rút ra kết luận.
- Sau khi HS nêu dự đoán, GV thông báo: Sự va chạm là một hiện tượng rất thường gặp trong cuộc sống, ví dụ như va chạm của hai viên bi -a, của búa đóng đinh vào tường, của vợt đập vào bóng,..Với TNA trên, các em đã thấy trong sự va chạm, khối lượng của các vật có ảnh hưởng rất lớn đến vận tốc của các vật sau va chạm. Bài học hôm nay ta sẽ khảo sát chi tiết hai loại va chạm thường gặp là va chạm đàn hồi và va chạm mềm để thấy rõ mối quan hệ định lượng trên.