- Công tác chăm lo đòi sống cán hộ công nhân viên:
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tố chức hạch toán kếtoán tại các đơn vị sự
cứu thị trường, hoạch định các chính sách thị trường phù hợp. Phân tích và xác định chính xác thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng trong tương lai gần và tương lai xa, quan hệ cung - cầu, khả năng phát triển của vùng - miền... từ đó xây dựng và triển khai các đề án liên doanh, liên kết với các đối tác, mở rộng ngành nghề kinh doanh.
3. Đối với lĩnh vực thẩm định giá truyền thống, xác định mảng công việc chính trong thời gian tới là định giá bất động sản. Đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các phương pháp thẩm định trong các lĩnh vực mới như thẩm định giá trị tài sản vô hình, thương hiệu, lợi thế thương mại...
4. Công tác nâng cao chất lượng phục vụ phải được duy trờ thường xuyên, liên tục nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nghiệp vụ và phong cách phục vụ, đặc biệt đối với các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Công tác giáo dục tư tưởng sẽ được quán triệt đến từng CBCNV đế mọi người nhận thức đúng và sâu sắc xu thế hũa nhập tất yếu hiện nay.
5. Tiếp tục kết hợp với ngành dọc quản lý nhằm hoàn thiện cơ chế chuyến đổi sang mô hình doanh nghiệp theo đúng chủ trương của Bộ.
3.2. Nội dung và giải pháp hoàn thiện
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tố chức hạch toán kế toán tại các đơn vịsự sự
nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính
Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã hình thành các mối quan hệ quốc tế. Việt gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như WTO, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cam kết với các tố chức tài chính như ADB, WB, IMF... đòi hỏi Việt Nam phải cung cấp thông tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và phải được quốc tế thừa nhận. Trong công tác quản lý điều hành tài chính nhà nước,
81
một mặt cần phải thực hiện công khai hoá, dân chủ hoá và các thông tin tài chính, kế toán phải chính xác, minh bạch đối với các hoạt động chi tiêu và đầu tư của nhà nước, mặt khác phải có những nét đặc thù của tài chính ngân sách Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán nói riêng. Trong đó đã đưa ra các quy định pháp lý để đảm bảo việc quản lý chi tiêu trong lĩnh vự’c công việc hiệu quả hơn và tạo dựng một môi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động lĩnh vực công. Tuy nhiên, các thông tin tài chính, kế toán hiện hành trong lĩnh vực lĩnh vực công nói chung và trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nói riêng cho thấy chưa có sự nhất quán giữa các hệ thống kế toán hiện nay. Lĩnh vục kế toán công nói chung, kế toán hành chính sự nghiệp nói riêng xét trên bình diện tổng thể vẫn chưa đầy đủ, hoàn chỉnh, chưa phù hợp với yêu cầu và thông lệ quốc tế.
Mặt khác do cơ chế quản lý tài chính hiện nay áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng còn nhiều bất cập từ quan điểm đến tổ chức thực hiện. Bởi những quan điểm chưa rõ ràng, phù hợp trên mà công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính nói riêng còn chưa hợp lý. Điều đó càng làm cho cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với các đơn vị này trong giai đoạn hiện nay không phát huy được tác dụng, không đảm bảo nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước đồng thời thúc đầy các đơn vị phát triển.