Cơ chế quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tô chức công tác hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc bộ tài chính (Trang 33 - 38)

L Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chỉnh quản lý trực tiếp:

2. Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc các hệ thong, cơ quan thuộc Bộ Tài chính

2.2. Cơ chế quản lý tài chính

Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính thực hiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp.

Thực hiện quản lý tài chính tại đơn vị theo hướng dẫn tại Quyết định số 938/QĐ-BTC ngày 07/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính.

Một số nội dung chính trong cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị này cụ thể như sau:

* Xây dựng và quyết định phương ản tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính quản lý trực tiếp; Thủ

trưởng đơn vị xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc hệ thống, cơ quan thuộc Bộ Tài chính: thủ trưởng đơn vị xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

40

trình Thủ trưởng cơ quan quản lý tài chính cấp trên trực tiếp xem xét, thẩm định. Thủ trưởng hệ thống, cơ quan quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính (Vụ Tài vụ Quản trị).

- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu được thành lập trực thuộc đơn vị sự nghiệp: thủ trưởng đơn vị xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trình Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp cấp trên xem xét, thẩm định.

Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu cấp trên quyết định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý tài chính cấp trên. Sau khi quyết định phải báo cáo Bộ Tài chính (Vụ Tài vụ Quản trị).

* Xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ

- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu tự chịu trách nhiệm xây dựng và quyết định ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp.

- Trường hợp đơn vị xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ có quy định cơ chế đặc thù và vượt thẩm quyền quyết định, thủ trưởng đơn vị phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xem xét, có ý kiến thống nhất trước khi ban hành.

* Quy định về quản lý nguồn thu đối với các loại hình đơn vị sự nghiệp cỏ thu

* Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo

- Nguồn được để lại từ số thu phí, lệ phí: đơn vị phải dành tối thiểu 25% để đầu tư mua sắm tài sản, tăng cường cơ sở vật chất; đơn vị xây dựng kế hoạch bảo đảm phù hợp với định hướng, quy hoạch, dự án được phê duyệt và phải báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện.

- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ: thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước, thu tù’ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ, thu theo chế độ khoán nộp của cán bộ, giảng viên của trường tham gia giảng dạy với bên ngoài, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

41

+ Đối với hoạt động liên kết, hoạt động đào tạo, đơn vị phải phản ánh vào nguồn kinh phí hoạt động toàn bộ số thu được phân chia theo hợp đồng đào tạo.

+ Đối với hoạt động dịch vụ đơn vị phải theo dõi chi tiết thu, chi, hạch toán riêng tùng hoạt động dịch vụ, phần chênh lệch thu lớn hơn chi phải hạch toán bổ sung nguồn kinh phí hoạt động.

* Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực văn hoá - thông tin

- Đơn vị phản ánh toàn bộ thu phát hành báo, tạp chí, ấn phẩm; hoạt động xuất bản; thu từ các hoạt động đăng quảng cáo trên báo, tạp chí, xuất bản; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật vào nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị.

- Đối với hợp đồng thực hiện công việc có phân chia nguồn thu thì chỉ phản ánh số thu được phân chia vào nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị.

- Đối với hoạt động dịch vụ đơn vị phải theo dõi chi tiết thu, chi, hạch toán riêng từng hoạt động dịch vụ, phần chênh lệch thu lớn hơn chi phải hạch toán bổ sung nguồn kinh phí hoạt động.

* Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực kinh tế và sự nghiệp khác.

- Đối với Trung tâm Thẩm định giá: thu dịch vụ thẩm định giá, tư vấn giá và các dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Đơn vị quy định mức thu dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật về phí, lệ phí thẩm định giá và trên cơ sở hợp đồng thoả thuận với khách hàng.

+ Đơn vị phải theo dõi chi tiết thu, chi, hạch toán riêng từng hoạt động dịch vụ. Sau khi quyết toán năm được cơ quan quản lý tài chính cấp trên phê duyệt, phần chênh lệch thu lớn hơn chi các hoạt động dịch vụ nêu trên đơn vị thực hiện trích Quỹ, chi trả tiền lương tăng thêm theo quy định.

- Đối với nhà khách, nhà nghỉ: thu cho thuê phòng nghỉ, thu cho thuê mặt bằng, hội trường, phòng họp, hội nghị, hội thảo, thu cho thuê các thiết bị phục vụ hội nghị, hội thảo, dịch vụ ăn uống, tổ chức tiệc cưới, bán hàng lưu niệm và các dịch vụ khác phù họp với chức năng được giao.

42

+ Giám đốc nhà khách, nhà nghỉ phải xây dựng khung giá dịch vụ đối với các hoạt động cho thuê phòng, thuê mặt bằng, hội trường, phòng họp trình Bộ Tài chính (Vụ Tài vụ Quản trị) phê duyệt. Trong trường hợp gấp Giám đốc được điều chỉnh tăng không quá 20% khung giá đã được phê duyệt bảo đảm phù hợp với thực tế hoạt động, khi cần điều chỉnh mức giá cao hơn quy định trên thì phải xây dựng khung giá mới trình Bộ Tài chính (Vụ Tài vụ Quản trị) phê duyệt).

Đơn vị phải theo dõi chi tiết thu, chi hạch toán riêng từng hoạt động dịch vụ. Hàng năm, sau khi xác định kết quả hoạt động tài chính, phần chênh lệch thu lớn hơn chi các hoạt động dịch vụ nêu trên đơn vị thực hiện trích Quỹ, chi trả tiền lương tăng thêm theo quy định.

- Đối với Trung tâm Thông tin, tư vấn, dịch vụ về tài sản và bất động sản thuọc Cục Quản lý công sản: đơn vị phải theo dõi chi tiết thu, chi, hạch toán riêng từng hoạt động dịch vụ. Hàng năm, sau khi xác định kết quả hoạt động tài chính phần chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị thực hiện trích Quỹ, chi trả lương tăng thêm theo quy định.

* Đối với đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin: đối với hoạt động dịch vụ đơn vị phải theo dõi chi tiết thu, chi, hạch toán riêng từng

hoạt động dịch vụ, phần chênh lệch thu lớn hơn chi phải hạch toán bố sung nguồn

kinh phí hoạt động.

* Đối với đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

- Nguồn được để lại từ số thu phí, lệ phí: đơn vị phải dành tối thiểu 30% để đầu tư mua sắm tài sản, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch bảo đảm phù họp định hướng, quy hoạch, dự án được duyệt và phải báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện.

- Đối với hoạt động dịch vụ đơn vị phải theo dõi chi tiết thu, chi, hạch toán riêng từng hoạt động dịch vụ, phần chênh lệch thu lớn hơn chi phải hạch toán bổ sung nguồn kinh phí hoạt động.

43

* Nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp cỏ thu thuộc Bộ Tài chỉnh

- Chi thường xuyên

+ Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành, dịch vụ công cộng, văn phòng phẩm, các khoản chi nghiệp vụ, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

+ Chi hoạt động thường xuyên phục vụ công tác thu phí và lệ phí gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí, các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.

- Chi cho các hoạt động dịch vụ gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiếm xã hội, bảo hiếm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành, nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định, chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức, chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác.

* Quy định về quản ỉỷ tài sản nhà nước: thực hiện theo Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 quy định chế độ trích khấu hao tài sản cố định.

* Một số tiêu chuản, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp cỏ thu phải thực hiện theo quy định của nhà nước: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe tô tô; Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; Tiêu chuẩn, định mức trạng bị điện thoại công vụ tại nhà

44

nước ngoài và hội thảo quốc tế tại Việt Nam; Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Chế độ thực hiện tinh giản biên chế; Chế độ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tô chức công tác hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc bộ tài chính (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w