L Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chỉnh quản lý trực tiếp:
2. Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc các hệ thong, cơ quan thuộc Bộ Tài chính
70 * Hệ thống số sách kế toán
Hệ thống số kế toán theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính quy định khi Báo cáo quyết toán năm đuợc duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và có kết luận chính thức nếu có quyết định sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính có liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số du của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót để tiện đối chiếu, kiểm tra. Thực tế đơn vị cấp trên chỉ thực hiện quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước, chưa đi sâu kiểm tra cách hạch toán tại đơn vị. Do vậy nhiều đơn vị áp dụng chưa đúng, áp dụng thiếu theo quy định nhưng vẫn chưa được phát hiện, sửa chữa kịp thời.
Tại nhiều đơn vị, hệ thống sổ sách kế toán cùng một đối tượng theo dõi chỉ phản ánh một lần, chưa hình thành song song hệ thống số chi tiết và tổng hợp để dễ dàng trong kiểm tra, phát hiện sai sót và sửa chữa. Các đơn vị theo dõi tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn chỉ qua một đầu số sẽ không thấy được số liệu chi tiết là những số liệu có tác dụng lớn cho quản trị nội bộ và cung cấp tư liệu cho phân tích hoạt động tài chính của đơn vị hạch toán.
* Hệ thống bảo cảo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách. Dưới đây là một số hạn chế của báo cáo tài chính lập tại các đơn vị này.
Theo quy định chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, bảng cân đối tài khoản là một loại báo cáo tài chính tổng hợp. Tuy nhiên so sánh với Chuẩn mực kế toán số 21 của Việt Nam, chuẩn mực kế toán công quốc tế, bảng cân đối tài khoản chỉ là bảng tổng hợp nội bộ, được lập khi có yêu cầu nội bộ, cơ quan quản lý. Nhìn vào bảng cân đối tài khoản chỉ thấy được số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ
71
của các đầu tài khoản, chưa thấy được mức độ biến động của tài sản, nguồn vốn, cơ cấu phân loại tài sản, nguồn vốn... Do vậy bảng này thực chất là báo cáo quản trị phục vụ công tác nghiệp vụ là chủ yếu.
Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tình hình thu, chi hoạt động sự nghiệp tại đơn vị. Báo cáo này so với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chế độ kế toán doanh nghiệp có một số điểm khác biệt sau:
+ Chưa phân biệt nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, sản xuất kinh doanh; hoạt động thu thường xuyên và thu bất thường, không tách bạch các nghiệp vụ ghi giảm nguồn thu; chưa chi tiết cơ cấu chi hoạt động trong kỳ; chi thường xuyên và chi bất thường... Như tại Trung tâm Thẩm định giá, dịch vụ thẩm định giá phân theo từng ngành hàng như bất động sản, động sản, xác định giá trị doanh nghiệp; cung cấp thông tin giá; tại Tạp chí là dịch vụ quảng cáo, phát hành, hỗ trợ ... Quan hệ giữa cân đối thu - chi và kết quả tài chính chỉ được thực hiện trên tống số, không thế hiện trên từng hoạt động cụ thể. Do vậy nhìn vào báo cáo thu chi này các nhà quản lý chưa thấy cơ cấu thu nhập của đơn vị, không thấy được khả năng tạo lãi của từng hoạt động để từ đó đánh giá hiệu quả của từng hoạt động của đơn vị.
+ Các đơn vị sự nghiệp có thu thường phân phối, sử dụng chênh lệch thu lớn hơn chi trong kỳ ngay khi kết thúc năm tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. Với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của theo chế độ doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế sẽ được phân phối, sử dụng sau khi có quyết định của người đứng đầu doanh nghiệp...
Các đon vị sự nghiệp có thu không bắt buộc phải lập bảng cân đối kế toán do vậy trong quy định cuả Bộ Tài chính không quy định biểu mẫu bắt buộc đối với loại báo cáo này. Tuy nhiên nếu thiếu bảng cân đối kế toán, nhà quản lý không thể xem xét quan hệ cân đối của từng bộ phận vốn và nguồn vốn cũng như các mối quan hệ khác và thông qua nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm
72
từng loại tài sản hoặc quan hệ giữa công nợ và khả năng thanh toán... Từ đó có phương hướng và biện pháp kịp thời đảm bảo mối quan hệ cân đối cho hoạt động tài chính thực sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi.
Báo cáo lưu chuyến tiền tệ không bắt buộc lập trong các đơn vị sự nghiệp có thu mặc dù mức độ lưu chuyến tiền tệ tại các đơn vị này là rất lớn. Báo cáo này cung cấp số liệu liên quan đến sự vận động của tiền tệ và tình hình tiền tệ trong kỳ của đơn vị. Không có thông tin từ báo cáo này, các nhà quản lý không biết được tình hình tiền tệ của đơn vị, không đánh giá được những thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyến đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của đơn vị trong việc tạo ra cỏc luồng tiền trong quỏ trỡnh hoạt động; không đánh giá khách quan tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh và khả năng so sỏnh giữa cỏc đơn vị vỡ nú loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.
Thiếu báo cáo này, nhà quản lý không xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; không kiếm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả. Bởi mức độ cần thiết trên Việt Nam đã có riêng Chuẩn mực kế toán số 24 hướng dẫn lập báo cáo này.
Thuyết minh báo cáo tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Báo cáo này chỉ là báo cáo về lao động, quỳ lương, tổng tài sản, tăng giảm các quỹ và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách. Như vậy bản thuyết minh này chưa phải là bản giải trình chi tiết các nội dung mà các báo cáo tài chính khác không ghi rõ được như chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định. Bản thuyết minh báo cáo tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu chỉ phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước, còn nhiều vấn đề mà các nhà đầu tư, quản lý khác quan tâm nhưng chưa được cụ thể trên bảng báo cáo này.
73* Bộ mảy kế toán