Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chế biến xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản bến tre (aquatexbentre) (Trang 80)

Cơng ty cổ phần chế biến xuất khẩu thủy sản Bến Tre với lợi thế tọa lạc ngay tại vùng nguyên liệu. Bến Tre nằm trong vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản xuất khẩu chính của ĐBSCL. Theo số liệu của Bộ Thủy sản, Bến Tre đứng thứ 5 về tổng sản lượng thủy sản trong cả nước, đứng thứ tư ở ĐBSCL. Ngoài nguồn nguyên liệu cơng ty tự nuơi, trong những năm vừa qua để đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho chế biến cơng ty cũng đã thu mua từ các tỉnh lan cận và các đại lí. Tuy nhiên vấn đề nguồn nguyên liệu trong thời gian gần đây gặp khơng ít khĩ khăn do (Thanh Huyền, 2008):

- Ảnh hưởng của suy thối kinh tế, giá các mặt hàng thủy sản giảm đáng kể (giá tơm giảm 0,82 USD/kg so với năm 2008) đã gây khĩ khăn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản. Cịn người nuơi tơm đang phải đối mặt với việc thiếu vốn, thiếu con giống chất lượng cao, tơm trong tình trạng chết kéo dài, đặc biệt giá tơm nguyên liệu khơng ổn định khiến người nuơi chưa thật sự an tâm để thả nuơi vì vậy nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến đang thiếu một cách trầm trọng.

- Nguồn vốn từ các ngân hàng bị “đĩng băng” khơng đến được các doanh nghiệp và cả người nuơi, sau đĩ tháo gỡ dần và chỉ được cho vay rất ít với mức lãi suất cao.

- Các doanh nghiệp chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản,… cũng đang trong tình trạng thiếu vốn nên khơng đủ sức hỗ trợ người nuơi cá bằng hình thức “gối đầu” tiền thức ăn.

- Các doanh nghiệp chế biến thức ăn vừa và nhỏ đang thiếu vốn mua cá nguyên liệu, cộng với lãi suất ngân hàng tăng cao, tỷ giá ngoại tệ giảm nên hiệu quả thấp, nên các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng. Riêng các doanh nghiệp lớn cĩ tiềm lực về tài chính thì khơng đủ sức mua hết cá nguyên liệu trong thời điểm cá tới lứa thu hoạch. Đặc biệt cĩ danh nghiệp nhân cơ hội này

đã mua các với giá thấp hơn giá thị trường và đặt ra nhiều điều kiện nhằm bắt chẹt người nuơi và kéo dài thời gian thanh tốn tiền lãi.

Chính vì vậy vấn đề ổn định nguồn nguyên liệu để phục vụ cho chế biến xuất khẩu hiện nay đang là vấn đề cấp bách và cĩ ý nghĩa rất quan trọng. Riêng cơng ty, tuy cĩ nguồn nguyên liệu tự nuơi nhưng cơng ty vẫn thu mua nguyên liệu từ bên ngồi nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nơi cung cấp nguyên liệu. Do đĩ, giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu thì mới tạo được sự an tâm cho các nhà sản xuất và khơng làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

4.4.2 Vấn đề quản lí chất lượng và an tồn thực phẩm

Đối với lĩnh vực chế biến thủy sản thì chất lượng và an tồn thực phẩm là một vấn đề vơ cùng quan trọng, đĩ là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp cĩ thể xuất khẩu thủy sản. Riêng cơng ty trong những năm qua để đảm bảo cĩ được nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn vệ snh an toàn thực phẩm cơng ty đã tăng cường kiểm sốt nguồn nguyên liệu đầu vào như: lấy mẫu kiểm kháng sinh, hĩa chất trong tơm, cá nguyên liệu trước khi thu hoạch, khơng đưa nguyên liệu khơng rõ nguồn gốc vào chế biến xuất khẩu, sử dụng cĩ hiệu quả các tiêu chuẩn GMP, HACCP, SSOP, ISO và đạt được các kết quả cụ thể sau:

- Được NAFIQAVED cơng nhận đáp ứng các điều kiện sản xuất hàng giá trị gia tăng vào thị trường EU, Hàn Quốc.

- Nâng cấp toàn diện phân xưởng sản xuất nghêu đáp ứng yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và được khách hàng Nhật, Mỹ chấp nhận.

- Xây dựng và hồn thiện hệ thống quản lí chất lượng: được DNV tái chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000, được SGS đánh giá và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu hạng A, được cấp chứng nhận HALAL để xuất hàng vào thị trường các nước Hồi giáo. - Đã vượt qua được nhiều kì kiểm tra khắt khe về điều kiện an toàn vệ

sinh trại nuơi và phân xưởng sản xuất của FDA-Mỹ; Kanamatsu, KyoKuyo-Nhật; Angelini, Auchan-Pháp.

- Áp dụng và đạt chứng nhận tiêu chuẩn dây chuyền đảm bảo xuất xứ MSC CoC ngay sau khi nghêu Bến Tre đựơc cấp chứng nhận MSC. - Ứng dụng tiêu chuẩn nuơi cá tra theo Global GAP tiên tiến và thân thiên

với mơi trường từ tháng 8/2009 tại tất cả các trại nuơi.

Với những cố gắng và kết quả đạt được như trên đã giúp cho tình hình chế biến xuất khẩu thủy sản của cơng ty tương đối ổn định. Bên cạnh đĩ, cơng ty cũng khơng ngừng cố gắng để đáp ứng yêu cầu của khách nhàng trong nước cũng như ngồi nước với chất lượng sản phẩm ngày càng cao, sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng.

4.4.3 Yếu tố giá cả

Trong kinh doanh đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu, giá cả là một trong những yếu tố cạnh tranh của Cơng ty so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Cĩ xây dựng chiến lược giá cả đúng đắn và phù hợp thì Cơng ty mới cĩ thể giữ vững thị trường và kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Đối với ngành thủy sản, giá cả thường biến động cùng với sự thay đổi của thị trường, nĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan, đặc biệt phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào.

Trong 3 nhĩm nguyên liệu của Cơng ty thì giá cá tra và tơm sú là cĩ nhiều biến động nhất về đầu vào và cả đầu ra. Trong tháng 12/2009 là thời điểm giá tơm sú nguyên liệu tăng cao nhất trong năm khoảng 180.000 đ/kg nhưng hầu hết người nuơi lại khơng cĩ tơm để bán do các hộ nuơi quảng canh cải tiến đang trong thời gian cải tạo ao nên chưa cĩ tơm để bán. Ngoài ra tình trạng tơm chết cũng đã diễn ra ở một số nơi trong tỉnh nên nhiều người dân đã chuyển sang nuơi các loại thủy sản khác thay cho tơm. Cũng trong năm này nguồn cung nguyên liệu thiếu những giá xuất khẩu lại tăng. Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan (2010) xuất khẩu tơm Việt Nam đạt 190.000 tấn, trị giá trên 1.5 tỷ USD tăng 7.4% về lượng và 0.73% về giá trị so với năm 2008. Đây là mặt hàng thủy sản duy nhất tăng trưởng trong năm 2009.

Giá cả đầu vào là vậy, nhưng đầu ra cịn khĩ khăn hơn. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế giới nên giá cả đầu ra của các sản phẩm đều giảm chỉ cĩ tơm sú là tăng trong năm 2009. Theo báo cáo của cục Chế biến, thương mại

nơng lâm-thủy sản và nghề muối năm 2008, giá cá xuất khẩu bình quân chỉ cịn 2,26 USD/kg giảm 10,67 % so với năm 2008. Giá bán cá khơng cao cũng là một trong những nguyên nhân làm cho gia trị xuất khẩu thủy sản của cơng ty trong năm naỳ giảm xuống. Thêm vào đĩ, giá thức ăn nuơi thủy sản lại tăng trung bình 30% so với năm 2007 và từ 9.500-10.500 đồng/kg thức ăn cho cá và 20.000-22.000 đồng/kg đối với thức ăn cho tơm.

Đứng trước những khĩ khăn trên, Cơng ty cần cĩ những biện pháp khắc phục kịp thời như:

- Kí hợp đồng mua bán dài hạn với người nuơi và khách hàng của Cơng ty để cĩ đầ vào và đầu ra ổn định

- Mở rộng vùng nuơi cá nguyên liệu để khơng phải chịu ảnh hưởng giá thu mua nguyên liệu của thị trường.

- Xây dựng chiến lược giá đúng đắn để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Ngồi giá cả nguyên liệu chế biến, Cơng ty cũng cần điều chỉnh các loại chi phí khác như: chi phí chế biến. chi phí vận chuyến,… một cách hợp lí để ổn định tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty trong những năm tiếp theo

4.4.4 Đối thủ cạnh tranh

Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh là một trong những vấn đề cĩ ý nghĩa sống cịn đối với sự tồn tại và phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào. Nếu cĩ nhiều thơng tin về đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong những chiến lược về giá cả, chất lượng mẫu mã, dịch vụ, kênh phân phối, các chiến lược phát triển thị trường, các chiến lược sản phẩm,…Vì vậy, nhân tố đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố cần thiết của Cơng ty khi muốn cạnh tranh và kinh doanh cĩ hiệu quả cao trên thương trường.

Hiện tại, một số doanh nghiệp của các nước thuộc khu vực Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… đều cĩ điều kiện địa hình, khí hậu thuận lợi giống như Việt Nam sẽ trở thành mối nguy hại đối với các doanh nghiệp Việt

Nam nĩi chung và cơng ty AQUATEX nĩi riêng. Mặt khác, các nước láng giềng với ta như Lào, Campuchia cĩ điều kiện đất đai, thổ nhưỡng giống như ta đã thật sự trở thành mối lo ngại khi những doanh nghiệp của họ bắt đầu quan tâm nhiều đến việc nuơi các loại thủy sản để xuất khẩu. Dù hiện tại họ khơng là đối thủ trực tiếp với ta nhưng họ sẽ trở thành một đối thủ tiềm năng đáng lưu ý của các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với Thái Lan và Trung Quốc, những nước này từ lâu đã là đối thủ lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu thủy sản. Cụ thể là Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng xuất fillet và cá da trơn vào thị trường Mỹ, Thái Lan đưa nghề cá tra và các loại pangasius khác vào chương trình phát triển cấp quốc gia. Do đĩ, trong tương lai, họ sẽ là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Về đối thủ cạnh tranh của cơng ty, hiện nay cĩ rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản làm ăn ngày càng phát đạt như: Phương Nam seafood, Camimex, Agrifish, Cơng ty TNHH thương mại Sơng tiền, Cơng ty TNHH Việt Phú, cơng ty TNHH Gị Đàng,… Đặc biệt đối với mặt hàng nghêu, trong các năm qua AQUATEXBENTRE là nhà xuất khẩu nghêu hàng đầu của Việt Nam. Lợi thế mặt hàng nghêu của cơng ty cĩ thị phần lớn nhất, tọa lạc tại tỉnh cĩ sản lượng nghêu lớn nhất nước lại cĩ trang thiết bị hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất về vi sinh và cảm quan. Do đĩ, để trở thành đối thủ cạnh tranh của cơng ty các doanh nghiệp khác cịn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Thời gian qua, xuất khẩu thủy sản đã đem lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản mới mọc lên ngày càng nhiều. nhiều doanh nghiệp đã làm ăn thuận lợi nên tiếp tục đầu tư trang thiết bị, cải tiến cơng nghệ, mở rộng qui mơ sản xuất.

4.4.5 Thị hiếu người tiêu dùng

Ngồi nhân tố chất lượng, bao bì, nhãn mác thì nhân tố khơng kém phần quan trọng cĩ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của cơng ty đĩ là nhân tố về thái độ, ý thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Sự tín nhiệm của người tiêu dùng cĩ ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, để đạt được sự tín nhiệm đĩ cơng

ty phải biết thoả mãn tốt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh. Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm, mức độ tiêu thụ, phong tục tập quán là nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng sản phẩm tiêu thụ của cơng ty. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở mỗi quốc gia rất đa dạng và hịan tịan khơng giống nhau. Cụ thể như sau:

Thị trường Nhật Bản: Tại thị trường Nhật Bản, thủy sản là nguồn cung cấp protein chính cho bữa ăn người Nhật, bình quân tiêu thụ thủy sản đầu người của Nhật đạt từ 72 kg/người/năm. Được như vậy là nhờ thĩi quen tiêu thụ sản phẩm thủy sản và nghệ thuật chế biến mĩn ăn từ thủy sản cĩ từ lâu đời trong mỗi người Nhật. Các mĩn ăn truyền thống được người Nhật ưa thích là mực Shushi, mực Sashima, cá ngừ Sashimi, tơm Nobashi, tơm Surimi.

Tuy nhiên, hầu hết các mĩn ăn kể trên đều phải làm từ thủy hải sản tươi sống, chất lượng cao, vì vậy đối với việc chế biến sản phẩm thuộc dạng này là rất phức tạp, cần cĩ một trình độ chế biến và trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, thì người Nhật Bản rất ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm nếu hàng hĩa cĩ mẫu mã đa dạng, phong phú mới dễ dàng thu hút được người tiêu dùng Nhật. Nắm bắt được sở thích xu hướng, nghệ thuật trong ăn uống của người Nhật là chúng ta đã bước đầu thành cơng trong việc tiếp cận đưa họ đến với sản phẩm của Cơng ty mình.

Thị trường Mỹ: Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng khá khĩ tính đối với những ai khơng hiểu và khơng biết được thĩi quen của người tiêu dùng Mỹ. Cần phải hiểu xem họ muốn gì, yêu cầu gì và điều cốt yếu với mỗi doanh nghiệp là phải nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng được những thị hiếu đĩ. Mặc dù, hiện nay Mỹ là thị trường tiêu thụ thủy sản mạnh nhất của cơng ty Cafatex nhưng Cơng ty vẫn cần phải quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ để Cơng ty cĩ thể xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm sang thị trường này.

Thị trường EU: nhu cầu chung về thủy sản của người dân các nước này là cá biển, tơm,… việc sử dụng cá nước ngọt vẫn cịn hạn chế nhiều mặt hàng

mà thị trường này thường xuyên sử dụng là hộp cá ngừ, mực đơng lạnh, tơm và cá fillet đơng.

Nhìn chung, thị trường nào cũng rất đa dạng và năng động, vì vậy, khi Cơng ty thâm nhập vào từng thị trường nên cĩ sự nghiên cứu, xem xét phong tục tập quán, văn hố tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả… Sản phẩm là thước đo văn hố người tiêu dùng vì vậy mà Cơng ty khi tung sản phẩm ra thị trường phải theo sát tập quán của người tiêu dùng. Thơng thường, hàng hố vào các thị trường phải qua nhiều khâu phân phối lưu thơng nên khi đến tay người tiêu dùng thường cĩ giá cả rất cao so với giá nhập khẩu, do đĩ, Cơng ty cần cĩ những chính sách hợp lý về giá cả của các mặt hàng thủy sản mà Cơng ty sẽ xuất khẩu đến các thị trường khác.

4.5 Các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động chế biến xuất khẩu của cơng ty của cơng ty

Với những thành tích đã đạt được trong 3 năm qua, cĩ thể nĩi năm 2009 là năm mà Cơng ty hoạt động cĩ hiệu quả nhất. Và để cĩ thể thực hiện tốt chiến lược sản xuất kinh doanh trong năm 2010, cơng ty cĩ thể tham khảo một số biện pháp sau nhằm nâng cao hoạt động chế biến xuất khẩu của mình

4.5.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu

- Để cĩ nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng đáp ứng kịp thời cho chế biến xuất khẩu, cơng ty cần:

+ Kí kết hợp đồng tiêu thụ dài hạn với các đại lí và tại các vùng nuơi nguyên liệu. Ngồi ra đối với cá tra, tơm cơng ty cần phải chủ động được nguồn nguyên liệu trong những mùa nghịch tránh tình trạng nguyên liệu khơng đủ cho chế biến hoặc bị ép giá từ phía người bán.

+ Tăng cường hợp tác với Bộ Thủy sản và Hiệp hội nghề cá Việt Nam (VASEP) để cùng cĩ những biện pháp và qui hoạch các vùng nuơi cá tra, cá basa của nơng dân và của chính Cơng ty.

- Chuẩn bị nguồn vốn kịp thời để cĩ thể kí hợp đồng với các đại lí hoặc người nuơi để cĩ nguồn nguyên liệu ổn định, đáp ứng kịp thời về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, Cơng ty cịn phải cĩ biện pháp hỗ trợ nơng dân trong

cơng tác kỹ thuật nuơi, thường xuyên cho cán bộ nuơi trồng của Cơng ty đi học các lớp bồi dưỡng kĩ thuật mới để ứng phĩ kịp thời với dịch bệnh xuất hiện trên

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chế biến xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản bến tre (aquatexbentre) (Trang 80)