Phân tích hiệu ứng DUPONT

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH bình nguyên (Trang 74 - 78)

4. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu(ROE)) 9,28 10,33 10,79 11,76 9,

2.2.6.4. Phân tích hiệu ứng DUPONT

Để phân tích mức độ tác động của đòn bẩy nợ ta xem xét sự biến động suất sinh lợi vốn chủ sở hữu qua các đẳng thức Du Pont nhằm xem xét sự kết hợp tác động giữa hệ số lãi ròng với số vòng quay tài sản, ta tính suất sinh lợi của tài sản qua chỉ tiêu ROA nh− sau :

- Đẳng thức Dupont thứ nhất:

ROA =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình

quân

ROA = ROS x Số vòng quay tài sản

Căn cứ vào bảng 2.11 về phân tích đòn bẩy tài chính ta thấy: ROA của công ty TNHH BìNH NGUYÊN năm 2005 là 3,38%. Điều này có nghĩa doanh nghiệp kiếm đ−ợc trung bình 3,38% đồng cho 1 đồng đã bỏ vào hoạt động kinh doanh, trong khi ROS đạt 4,03%. Năm 2006 hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) tăng 7,52% so với năm 2005 nguyên nhân là do hệ số sinh lợi doanh thu (ROS) và số vòng quay tổng tài sản tăng t−ơng ứng 3,93% và 3,45%. Năm 2007 ROA tăng 22,96% nguyên nhân chính của sự tăng này là do ROS tăng mạnh 45,99%. Năm 2008 ROA tăng 0,09% nguyên nhân của sự tăng này là do số vòng quay của tổng tài sản tăng 17,42% còn ROS giảm 14,76%. Năm 2009 ROA giảm mạnh 36,13% nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ROS giảm 30,65% và số vòng quay của tổng tài sản giảm 7,89%. Kết quả là ROA năm 2006, 2007, 2008 và 2009 chỉ có 3,63%; 4,47%; 4,47% và 2,86%. So sánh với suất sinh lợi doanh thu (ROS) thì không có sự chênh lệch đáng kể, điều này là không đ−ợc tốt. Cần xem xét và cải thiện tình hình vay nợ của doanh nghiệp vì đây là một trong những lý do chính gây nên sự chênh lệch này.

ROE là hệ số quan trọng trong các hệ số về khả năng sinh lợi. Các nhà đầu t− rất quan tâm đến chỉ số tài chính này bởi vì đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận đ−ợc nếu họ quyết định đặt vốn vào doanh nghiệp

ROE =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x

Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân x Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân

Điều này nói lên rằng các nhà quản trị có ba chỉ tiêu để quản lý ROE: thứ nhất

là lãi ròng thu đ−ợc trên mỗi đồng doanh thu hay còn gọi là hệ số sinh lợi doanh thu,

thứ hai là doanh thu tạo đ−ợc từ mỗi đồng tài sản, hay còn gọi là số vòng quay tài sản, thứ ba là số l−ợng vốn chủ sở hữu đ−ợc sử dụng để tài trợ cho các tài sản ở doanh nghiệp (tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu). Việc làm tăng ROE luôn là một trong những mục tiêu quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp.

Qua bảng 2.11, hệ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2005 là 9,28%, năm 2006 là 10,33% tăng 11,28% nguyên nhân là do cả hệ số sinh lợi doanh thu (ROS); vòng quay tổng tài sản và hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu đều tăng t−ơng ứng 3,93%; 3,45% và 3,49%. Năm 2007 ROE là 10,79% tăng 4,40% so với năm 2006 nguyên nhân là do sự tăng mạnh của chỉ tiêu ROS là 45,99% còn vòng quay tổng tài sản và hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu năm này đều giảm t−ơng ứng là 15,77% và 15,10%. Năm 2008 ROE là 11,76% tăng 9,05% nguyên nhân là do cả vòng quay tổng tài sản và hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu đều tăng t−ơng ứng 17,42%; 8,95% trong khi hệ số sinh lợi doanh thu (ROS) giảm 14,76%. Năm 2009 ROE là 9,67% giảm 17,78% so với năm 2008 nguyên nhân là do hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng 28,73% nh−ng vẫn nhỏ hơn tốc độ giảm của ROS và vòng quay tổng tài sản t−ơng ứng là 30,65% và 7,89% nên ROE giảm.

Sau đây ta xem xét mức độ ảnh hởng của hiệu ứng đòn bẩy tài chính

Ta có công thức

ROE = r + [ ( r – i’) x ( D/E ) ]

Trong đó:

- i’ : Lãi suất vay nợ sau thuế = i(1 – T) - D/E : Tỷ số nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu. Qua kết quả tính toán ở bảng 2,13 ta có

Năm 2005 tỷ suất sinh lời chung trên tổng vốn là 5,1% cao hơn lãi suất vay nợ sau thuế 2,71% nên hệ số nợ là 1,75 lần phát huy tác dụng làm gia tăng ROE là 4,18% [=(5,1-2,71)* 1,75]. Năm 2006 tỷ suất sinh lời chung trên tổng vốn là 5,26% (tăng 3,13% so với năm 2005) cao hơn lãi suất vay nợ sau thuế 2,52% (giảm 7,27% so với năm 2005) nên hệ số nợ là 1,84 lần (tăng 5,49% so với năm 2005) phát huy tác dụng làm gia tăng ROE là 5,04% [=(5,26-2,52)* 1,84]. Năm 2007 tỷ suất sinh lời chung trên tổng vốn là 6,64% (tăng 26,14% so với năm 2006) cao hơn lãi suất vay nợ sau thuế 3,71% (tăng 45,85% so với năm 2006) nên hệ số nợ là 1,41 lần (giảm 23,28% so với năm 2006) phát huy tác dụng làm gia tăng ROE là 4,13% [=(6,64- 3,71)* 1,41]. Năm 2008 tỷ suất sinh lời chung trên tổng vốn là 7,83% (tăng 17,84% so với năm 2007) cao hơn lãi suất vay nợ sau thuế 5,41% (tăng 45,85% so với năm 2007) nên hệ số nợ là 1,63 lần (tăng 15,28% so với năm 2007) phát huy tác dụng làm gia tăng ROE là 3,96% [=(7,84-5,41)* 1,63]. Năm 2009 tỷ suất sinh lời chung trên tổng vốn là 5,59% (giảm 28,61% so với năm 2008) cao hơn lãi suất vay nợ sau thuế 4,21% (giảm 22,28% so với năm 2008) nên hệ số nợ là 2,39 lần (tăng 46,35% so với năm 2008) phát huy tác dụng làm gia tăng ROE là 3,30% [=(5,59-4,21)* 2,39]. Nh− vậy, do tỷ suất sinh lời chung trên tổng vốn qua các năm cao hơn lãi suất vay nợ sau thuế nên hệ số nợ phát huy tác dụng làm gia tăng ROE.

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính:

Qua số liệu ở bảng 2.11 ta thấy: Hệ số đòn bẩy tài chính năm 2005 là 151,09% ứng với chỉ số nợ là 63,61%, năm 2006 hệ số đòn bẩy tài chính là 144,91% giảm 4,09% so với năm 2005 ứng với chỉ số nợ là 64,84%, năm 2007 là 148,66% tăng 2,59% so với năm 2006 ứng với chỉ số nợ là 58,58%, năm 2008 là 175,02% tăng 17,73% so với năm 2007 ứng với chỉ số nợ là 61,99%, năm 2009 là 203,77 % tăng 38,67% so với năm 2008 ứng với chỉ số nợ là 70,47%. Điều này có nghĩa là năm 2005 cứ tăng (giảm) 100% EBIT thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng (giảm) 151,09%; năm 2006 cứ tăng (giảm) 100% EBIT thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

tăng (giảm) 144,91%; năm 2007 cứ tăng (giảm) 100% EBIT thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng (giảm) 148,66%; năm 2008 cứ tăng (giảm) 100% EBIT thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng (giảm) 146,94%; năm 2009 cứ tăng (giảm) 100% EBIT thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng (giảm) 203,77%. Nh− vậy hệ số đòn bẩy tài chính có xu h−ớng tăng.

Tuy nhiên hệ số nợ cũng có xu h−ớng tăng nhanh trong năm 2009 sẽ góp phần làm tăng rủi ro tài chính. Do đó sự gia tăng của EBIT có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là khi EBIT đảm bảo chi trả lãi vay thì sự tăng lên của EBIT sẽ giúp hệ số đòn bẩy tài chính phát huy tác dụng đòn bẩy làm gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH bình nguyên (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)