Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH bình nguyên (Trang 41 - 44)

Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tài chính của Công Ty tnhh BìNH NGUYÊN

2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Do đòi hỏi của cơ chế quản lý và tác động của công việc công ty đã chủ động sắp xếp lại tổ chức theo h−ớng tinh giảm, gọn nhẹ, xoá bỏ những khâu trung gian không cần thiết, sát nhập các phòng ban theo h−ớng tinh gọn kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.

Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đ−ợc xây dựng theo h−ớng tập trung và trực tiếp với mô hình Ban giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban và phân x−ởng. Các phòng ban phân x−ởng với vai trò là tham m−u cho phó tổng giám đốc quyết định về các lĩnh vực chuyên môn.

Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty năm 2009 là 13.480 ng−ời với sự bố trí sắp xếp các phòng ban, chức năng và nhiệm vụ 9 phân x−ởng sản xuất chính đ−ợc bố trí theo sơ đồ sau:

• Quyền hạn và trách nhiệm của từng ban, phân x−ởng:

Tổng giám đốc: do chủ tịch tập đoàn bổ nhịêm, là đại diện cho Công ty. Tổng giám đốc là ng−ời đứng đầu, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ công việc của Công ty với chủ tịch tập đoàn.

Phó tổng giám đốc: do chủ tịch tập đoàn bổ nhiệm, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm tr−ớc Tổng giám đốc, trực tiếp chỉ huy thông qua các phòng ban phân x−ởng.

Phòng nhân sự: Đ−ợc đặt d−ới sự lãnh đạo trực tiếp của phó tổng giám đốc văn phòng. Phòng chịu trách nhiệm về tuyển dụng, đào tạo các vấn đề liên quan đến nhân lực xây dựng các văn bản về tổ chức hành chính quản trị, về định mức tiền l−ơng trong từng công đoạn sản xuất. Ngoài ra còn có chức năng tham m−u cho tổng giám đốc trong việc sắp xếp đội ngũ cán bộ trong công ty một cách hợp lý theo trình độ của mỗi ng−ời.

Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch sản xuất, lập ph−ơng án tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và quản lý các định mức kinh tế, tổ chức nghiệm thu nội bộ khách hàng. Tổ chức bảo vệ hàng hoá một cách tốt nhất tránh mất mát h− hỏng tại kho.

Sơ đồ 2.1:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bình Nguyên

Phòng hành chính: Quản lý tài sản hành chính của công ty, tổ chức công tác dịch vụ đời sống cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra còn bao gồm cả phòng bảo vệ có chức năng giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nội bộ, h−ớng dẫn nghiệp vụ bảo vệ, xây dựng mạng l−ới an ninh công nhân trong toàn thể cán bộ công nhân viên chức của công ty.

Phòng xuất khẩu: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch cung ứng vật t−, thiết bị phụ tùng, nguyên vật liệu… theo kế hoạch và đơn đặt hàng.

Phòng kế toán: Tính tiền l−ơng cho lao động, lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp…

Tổng kho: Là nơi chứa nguyên vật liệu, hàng hoá đầu vào của các phân x−ởng khi mới nhập khẩu từ cảng về.

Phân x−ởng sản xuất: Phân x−ởng nhận đầu vào là vải, bông, nguyên vật liệu sau đó thực hiện các công nghệ để cho ra các sản phẩm quần áo theo yêu cầu trong hợp đồng của công ty với khách hàng.

Ngoài ra còn có bộ phận cơ khí và bộ phận xây dựng có nhiệm vụ sửa chữa hệ thống điện, n−ớc, hơi, nhà x−ởng và toàn bộ các vấn đề liên quan phục vụ cho sản xuất. Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng hành chính Phòng nhân sự Phòng kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Phòng kế toán 9 x−ởng sản xuất Tổng kho Bộ phận cơ khí Bộ phận xây dựng

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH bình nguyên (Trang 41 - 44)