Vòng quay hàng tồn kho (IT-Inventory Turnover)

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH bình nguyên (Trang 56 - 58)

Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tài chính của Công Ty tnhh BìNH NGUYÊN

2.2.3.1.Vòng quay hàng tồn kho (IT-Inventory Turnover)

Căn cứ bảng 2.7 cho thấy vòng quay hàng tồn kho luôn có dấu hiệu sụt giảm đặc biệt là năm 2007 giảm 26,17% so với 2006. Chỉ duy nhất trong năm 2008 có sự bứt phá khá ngoạn mục đang từ -26,17% tăng lên 62,54%. Nh− vậy chỉ duy nhất năm 2008 chỉ tiêu này tăng lên còn trong suốt bốn năm vòng quay HTK luôn có xu h−ớng giảm. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do năm 2006 doanh thu thuần tăng 20,02% nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho là 32,41%; năm 2007 doanh thu thuần tăng 4,22% nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho là 40,81%; năm 2009 doanh thu thuần tăng 38,53% nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho là 62,89%. Chỉ duy nhất trong năm 2008 có sự bứt phá khá ngoạn mục đang từ -26,17% tăng lên là do năm 2008 l−ợng hàng tồn kho giảm mạnh 30,36% trong khi đó doanh thu năm 2008 lại tăng 12,96%.

Nhìn chung tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp trong các năm qua còn t−ơng đối thấp, thấp hơn mức trung bình của ngành là 4,2%. Doanh nghiệp đã phải tiêu tốn khoản chi phí khá lớn cho bảo quản và l−u trữ hàng tồn kho. Tuy nhiên trong khoản mục hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu doanh nghiệp mua về để phục vụ cho các đơn hàng nên doanh nghiệp cũng không thể giảm đ−ợc một l−ợng đáng kể khoản mục này.

2.2.3.2. Kỳ thu nợ (Collection Period)

Trong ba năm liên tiếp từ 2005 đến 2007 hệ số của chỉ tiêu kỳ thu nợ có xu h−ớng tăng lên, cụ thể năm 2005 là 105 ngày, năm 2006 tăng 42 ngày đạt 147 ngày/kỳ thu nợ, năm 2007 tiếp tục tăng 23 ngày đạt mức 170 ngày/kỳ thu nợ. Sự tăng lên của kỳ thu nợ là một dấu hiệu không tốt, nó chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng trong thời gian dài hơn qua các năm. Hai năm tiếp theo 2008, 2009 hệ số của chỉ tiêu này giảm, cụ thể năm 2008 chỉ còn 119 ngày, giảm 51 ngày/kỳ thu nợ so với năm 2006. Tiếp theo năm 2009 chỉ tiêu này tiếp tục giảm còn 91 ngày, thấp nhất trong năm năm liên tiếp.

Việc kỳ thu nợ có xu h−ớng giảm liên tiếp trong hai năm 2008, 2009 là một dấu hiệu tốt chứng tỏ khả năng quản lý của công ty đối với các khoản phải thu do bán chịu đã có chiều h−ớng tốt hơn. Doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa để tìm ra

các giải pháp để rút ngắn kỳ hạn thu tiền hạn chế bị chiếm dụng vốn kinh doanh, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH bình nguyên (Trang 56 - 58)