4. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu(ROE)) 9,28 10,33 10,79 11,76 9,
2.2.5.1. Hệ số sinh lợi doanh thu( ROS Return On Sales)
Hệ số sinh lợi doanh thu cho biết tỷ lệ giữa lãi ròng với doanh thu. Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành do nó phản ánh chiến l−ợc giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động. Nh− bảng 2.9 trên, hệ số sinh lợi doanh thu giữa các năm t−ơng đối chênh lệch. Cụ thể năm 2005 hệ số này đạt 4,03% t−ơng ứng 1đồng doanh thu chỉ đạt 4,03% đồng lợi nhuận ròng. Năm 2006 chỉ tiêu này không có biến động gì lớn đạt ở mức 4,18%. Năm 2007, 2008 chỉ tiêu này tăng lên khá cao, cụ thể năm 2007 hệ số này đạt 6,11% tăng
46,17% so với năm 2006. Năm 2008 chỉ tiêu này vẫn duy trì ở mức cao và có giảm đôi chút so với năm tr−ớc cứ 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu về 5,21% đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2009 chỉ tiêu này đột ngột quay đầu giảm mạnh chỉ đạt ở mức 3,61% và nếu so sánh với năm 2005 thì chỉ tiêu này vẫn thấp hơn 10,42%. Đồng thời so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành là 4% tại cùng thời điểm đó thì chỉ tiêu này của công ty thấp hơn 10,80% [(=4-3,61)/3,61].
Năm 2009 hệ số sinh lợi doanh thu đột ngột giảm mạnh là do lợi nhuận sau thuế năm 2009 giảm 26,88% so với năm 2008 trong khi đó doanh thu lại tăng 38,53% so với năm 2008. Năm 2009 doanh thu tăng 557.821.582 nghìn đồng (t−ơng ứng 38,53%), lợi nhuận sau thuế lại giảm 2.963.919 nghìn đồng (t−ơng ứng 26,88%) chủ yếu là do trong năm 2009 giá vốn hàng bán tăng 544.197.658 nghìn đồng (t−ơng ứng 45,77%), lợi nhuận hoạt động tài chính giảm 16.855.991 nghìn đồng (t−ơng ứng 22,99). Trong đầu năm 2009 do tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao, lãi suất vay vốn tăng làm cho lợi nhuận giảm so với 2008. Từ nửa cuối năm 2009 tình hình kinh tế đã dần đi vào ổn định, sang năm 2010 nền kinh tế dần phục hồi thì doanh nghiệp cũng phải xem xét để nâng cao hệ số sinh lợi doanh thu.