Đầu tiên bia được hình thành một cách ngẫu nhiên, dưới các tác động của vi sinh vật đã làm lên men các loại hoa quả chín tạo thành các loại thức uống thơm ngon và được gọi là nước giải khát lên men. Dần dần con người đã biết phát minh ra các loại thức uống lên men từ các loại ngũ cốc. Theo sử sách thì người Ai Cập cổ đại đầu tiên phát hiện ra loại nước giải khát lên men này. Lúc đầu bia không pha chế với houblon mà ở Pháp người ta dùng lá cây đỗ tùng để tạo hương vị cho bia. Cho đến khoảng thế kỷ thứ IX cây hoa houblon được phát hiện ở Xiberi, Đông Nam Á nước Nga và một số vùng khác, từđó nó được sử dụng như là một trong những nguyên liệu chính trong sản xuất bia bởi sự tạo mùi đặc trưng và cho đến nay nó đã trở thành nguyên liệu.
Trải qua hàng trăm năm sản xuất và uống bia, cha ông ta không biết nhân tố nào
đã làm nên điều kì diệu là chuyển hoá nguyên liệu thành một loại thức uống bổ dưỡng. Mãi đến năm 1857 nhà bác học người Pháp Louis pastuer đã khám phá ra điều bí mật này. Sau một thơì gian dài nghiên cứu, ông đã đi đến khẳng định “ nấm men là vi sinh vật duy nhất mà hoạt động của chúng đã làm nên quá trình lên men bia”. Nhưng pastuer và các học trò của ông vẫn chưa làm sáng tỏđược cơ chế của quá trình lên men bia. Cho đến thế kỷ XIX, một số nhà khoa học Đức và Nga mới chứng minh được rằng nấm men tạo nên các enzim và các enzim này trong trường hợp không có tế bào nấm men tồn tại trong môi trường vẫn có khả năng chuyển hoá thành rượu và CO2 đây chính là thành phần quan trọng nhất của bia.
Ngày nay kỹ thuật sản xuất bia được cải tiến không ngừng, quá trình lên men bia giảm từ 49 ngày nay còn lại 12 ngày. Các thiết bị lên men được nghiên cứu cải tiến và hiện tại bia là nước giải khát mát, bổ, có độ cồn thấp và giàu dinh dưỡng. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước sản xuất bia với tỉ lệ bình quân đầu người khoảng 20 – 50 lit/người/năm. Riêng Việt Nam trong những năm gần đây sản lượng tăng lên đáng kể, tuy nhiên bình quân đầu người còn quá thấp so với các nước trên thế giới khoảng 12 lit/người/năm.