THẰNH PHỐ SƠN TAY HÀ NỘ
4.3.5. Tinh hình phát triến trang trại và ngành chăn nuô
- Phong trào xây dựng trang trại của thành phố Son Tây trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ, chủ yếu tập trung tại các xã có điều kiện diện tích đất đai rộng, vốn và thị trường tiêu thụ cũng là những nhân tố hạn chế đáng kế đến việc hình thành và phát triển trang trại trên địa bàn Thành phố. Từ năm 2000 trở lại đây, do kết quả của cuộc vận động "Dồn điền, đổi thửa" và thực hiện Nghị quyết số 16 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2007, nên các xã thuộc tiểu vùng II (gò đồi) cũng đã hình thành một số trang trại, chủ yếu là chăn nuôi, tống hợp (trồng trọt cây lâu năm + cây rừng + chăn nuôi). Ket quả điều tra nông nông thôn năm 2007 toàn thành phố có 75 trang trại; cụ thể có 57 trang trại chăn nuôi, chiếm 76,3% sổ trang trại (trong đó có 35 trang trại chăn nuôi gia cầm, 12 trang trại chăn nuôi lợn thịt, 01 trang trại nuôi bò thịt); có 8 trang trại trồng trọt, 5 trang trại nuôi trồng thuỷ sản và 5 trang trại sản xuất tống họp.
- Nhìn chung các trang trại hoạt động tố chức sản xuất theo hình thức sản xuất tiên tiến, phát triển quy mô lớn cho hiệu quả kinh tế cao. Đáng chú ý là bốn loại mô hình trang trại cho giá trị kinh tế cao là:
+ Mô hình chăn nuôi gà, lợn công nghiệp cho hiệu quả kinh tế rất cao
công trình... cho thu nhập khá cao từ 50 - 70 triệu đồng/ ha, phù họp với quá trình đô thị hoá, chuyến đối từ nông nghiệp đơn thuần sang nông nghiệp đa năng, kết hợp với phát triển thuơng mại, dịch vụ.
Nguồn: Phòng thống kê thành phổ Son Tây, 2007 - Chăn nuôi trâu, bò
Theo số liệu thống kê, đến năm 2006 toàn thành phố có 1.886 con trâu; 8.304 con bò, so với năm 2002 thì đàn trâu có xu huớng giảm (- 8,6%/năm), đàn bò tăng nhanh với tốc độ 6,76%/năm, đến năm 2007 thì đàn trâu có 1.514 con, đàn bò có 9.777 con. Hiện tại trâu, bò nuôi chủ yếu đế lấy thịt và sinh sản, vấn đề cày kéo đã đuợc cơ giới hoá thực hiện. Trong vài năm gần đây đàn bò của thành phố phát triển tốt và ốn định, thị trường đầu ra thuận lợi. Chăn nuôi bò thịt hiện tại vẫn theo phương thức quy mô hộ gia đình, mỗi gia đình nuôi một vài con, chưa phát triển chăn nuôi bò theo hướng quy mô trang trại.
- về bò sữa: Hiện tại có một số hộ ở các xã Kim Sơn, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm, Sơn Đông ,...đang nuôi bò sữa, đàn bò sữa năm 2006 có 264 con, năm 2007 có chiều hướng giảm. Nguyên nhân đàn bò sữa giảm là do nông dân chưa nắm chắc KHKT tù’ khâu mua chọn giống, điều trị bệnh, vắt sữa, chăm sóc, đàn bò sữa nuôi nhỏ lẻ trong hộ nông dân ...Mặt khác do hiệu quả sản xuất không cao do giá bán lkg sản phẩm quá thấp so với chi phí thức ăn và dịch vụ khác, trình độ người chăn nuôi còn thấp, nông dân chưa đầu tư đúng mức...
- Chăn nuôi lợn: Tổng đàn lợn năm 2002 đạt trên 28,4 ngàn con, năm 2006 đạt trên 40,86 ngàn con, tốc độ tăng 9,56%/năm, năm 2007 là 42 nghìn con. Qua điều tra khảo sát cho thấy ngoài chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình đơn lẻ một số hộ ở các xã cố Đông, Sơn Đông,... đã có một số trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn (trên 100 con lợn/năm), cũng ở các trang trại này các hộ đã đưa lợn nái hướng nạc (3/4 máu ngoại) vào nuôi với quy mô vừa và lớn (xã cố Đông, Sơn Đông).
Đen nay, thành phố có 04 trang trại liên doanh sản xuất quy mô lớn với công ty CP Group Thái Lan với công nghệ tiên tiến chuyên cung cấp lợn giống bố mẹ phục vụ cho công tác giống và chăn nuôi tập trung .
Trên địa bàn thành phố chưa có những quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung. Neu phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn thì công tác xử lý môi trường, ô nhiễm nguồn nước là những vấn đề cần được đặc biệt coi trọng.
- Gia cầm: Tổng đàn năm 2002 đạt 430 ngàn con, đến năm 2006 đạt 451,2 nghìn con; trong đó đàn gà công nghiệp có trên 250 nghìn con là các giống có năng xuất, chất lượng cao được chăn nuôi tập trung theo quy trình công nghệ tiên tiến; năm 2007 tống đàn gia cầm là 504,6 nghìn con (trong đó
ngành chăn nuôi.. Trong năm 2004 và 2005 do bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm H5N1 nên tốc độ tăng đàn bị ảnh hưởng và sản xuất cầm chừng.
Ảnh 4.8: Cảnh trang trại chăn nuôi lợn của hộ ông Chính tại xã cố Đông
Ảnh 4.9: Cảnh trang trại chăn nuôi gà của hộ ông Lập tại xã Sơn Đông
Hiện nay toàn thành phố có 35 trang trại chăn nuôi gia cầm (trong tống số 57 trang trại chăn nuôi) liên doanh với công ty c.p Group Thái Lan và JAFA Indonesia với công suất 4.000-10.000 con/lứa và có trên 15 hộ nuôi gà đẻ trứng từ 500-1.000 con/lứa cho hiệu quả kinh tế cao.
STT Hạng mục 2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ tăng trưởng
+ Tôm 6,0 2,5 4,4 4,6 3,3 -13,88
- Chăn nuôi khác: Trên địa bàn thành phố còn có một số hộ nuôi ong, hiện tại có 457 đàn ong, tập trung ở các xã vùng gò đồi. Sản lượng mật ước đạt trên 5000 kg mật. Ngoài chăn nuôi các loại trên còn một số hộ nuôi thỏ, cá sấu, ba ba,.... nhưng số lượng chưa nhiều.
- Giống trâu, bò: Trâu nuôi trong vùng toàn bộ là giống địa phương. Đàn bò của thành phố cơ bản đã được Sind hóa đạt khoảng 55 - 60% (trong đó có các xã đạt tỷ lệ cao gần 100% như Kim Sơn, Trung Sơn Trầm, CÓ xã chỉ đạt khoảng 30%), còn lại là giống địa phương.
- Giống lợn: năm 2007 đàn lợn hướng nạc chủ yếu là Fl, chiếm trên 60%. Đàn lợn nái chủ yếu là nái lai, hoặc hướng nạc trên 90%, nái móng cái, nái ỉ giảm chỉ còn khoảngl0%.
- Giống gà: giống siêu thịt, siêu trứng chiếm 60% tống đàn.
Nhận xét chung
Trong 5 năm qua ngành chăn nuôi có bước phát triển rất mạnh mẽ nhờ áp dụng tiến bộ KHKT công nghệ tiên tiến hiện đại về con giống, thức ăn, nhà xưởng, quy trình chăn nuôi. Do liên kết sản xuất và bao tiêu sản phấm với các công ty nước ngoài đã góp phần quyết định tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Thành phố đã chỉ đạo phát huy tốt chương trình sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn trong nhiều năm, đồng thời chỉ đạo tích cực hiệu quả ngành thú y làm tốt công tác phòng trù’ dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2004 - 2005, đặc biệt là trong công tác phòng dịch lở mồm long móng, dịch cúm H5N1 nên đã giữ vững tốc độ phát triển chăn nuôi, nhất là đàn gà nuôi công nghiệp, giúp nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
mới được chuyển đổi từ chân ruộng trũng là 38,3ha)
Tiểu Địa
Chuyên
1 lúa - 2màu màu
Chuyên
(Nguồn: Phòng thống kê thành phổ Son Tây, 2007)
+ Ngoài diện tích nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh, nuôi thuỷ sản kết hợp thì diện tích một số hồ chuyên dùng cũng được khai thác đế nuôi trồng thuỷ sản kết họp du lịch sinh thái như hồ Xuân Khanh (phường Xuân Khanh), hồ Đồng Mô (xã Kim Sơn, Sơn Đông, cố Đông) ... đã đưa diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn thành phố đạt 597 ha vào năm 2007.
+ về sản lượng: năm 2007 đạt 450,6 tấn thuỷ sản các loại. Trong đó thì cá là loại con nuôi chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năng suất nuôi thả đạt tù’ 2 - 2,5 tấn/ha. Nhiều hộ đã thâm canh các giống cá cao sản đế thử nghiệm như: Cá chim trắng, cá rô phi đơn tính với nguồn giống được cung cấp từ các chương trình khuyến nông có kết quả tốt. Tuy nhiên diện tích chuyển đối còn ít, nặng về quảng canh, nuôi thả tự nhiên, mức đầu tư thấp.
+ Theo số liệu thống kê và qua khảo sát thực tế, diện tích đất úng trũng khu đô thị mới, thì có thế đề xuất chuyển đổi theo hướng đa mục tiêu sang nuôi trồng thuỷ sản kết họp với phát triến du lịch sinh thái trong nhũng năm tới.
Ảnh 4.10: LUT chuyên cá tại phường Xuân Khanh