KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ một số LOẠI HÌNH sử DỤNG đát NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG sản XUẤT HÀNG hóa ở VÙNG VEN THÀNH PHỐ sơn tây hà nội (Trang 42 - 44)

13.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

4.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Sơn Tây có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Thành phố Sơn Tây nằm phần lãnh thố ở phía Bắc của tỉnh Hà Tây (cũ), nằm trên toạ độ từ 21°01T2" đến 21°10'20" vĩ độ bắc và từ 105°24'52" đến 105°32T4" kinh độ Đông. Ranh giới giáp với các đơn vị hành chính sau:

- Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc qua sông Hồng.

- Phía Đông giáp với huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất.

- Phía Nam giáp với huyện Thạch Thất.

- Phía Tây giáp với huyện Ba Vì.

Tống diện tích tụ’ nhiên của thành phố Son Tây là 1 1.346,85 ha. Đô thị loại III Sơn Tây là trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng phía Bắc thủ đô Hà Nội; cách thành phố Hà Đông và trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 40 km về phía Tây - Bắc theo quốc lộ 32 và đường Láng - Hoà Lạc. Sơn Tây nằm trong vùng ảnh hưởng trục tiếp của tam giác kinh tế phía Bắc (Hà Nội (cũ) - Hải Phòng - Quảng Ninh) và nằm trong vành đai ảnh hưởng và phát triến của Thủ đô Hà Nội (cũ), gắn với hàng lang quốc lộ 21A là khu vực phát triển kinh tế, sinh thái và du lịch, về mặt giao thông đường bộ và đường thuỷ theo sông Hồng, thành

phía Bắc của tỉnh Hà Tây (cũ), là căn cứ hậu cần phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng cho cả vùng du lịch sinh thái Ba Vì.

Thành phố Sơn Tây hiện có 9 phường: Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh, Viên Sơn, Trung Hung, Trung Sơn Trầm và 6 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông và cố Đông.

Thành phố có nhiều trường sỹ quan, đại học, dạy nghề của quân đội và các Bộ, ngành đóng trên địa bàn thu hút hàng chục nghìn học sinh, sinh viên đến học tập, nghiên cứu: Trường Sỹ quan lục quân I; trường Đại học biên phòng; Cao đang Việt - Hung; Học viên Phòng không - Không quân ...

4.1.2 Đặc điểm tự nhiên

4.1.2.1 Khỉ hậu

Điều kiện khí hậu ở khu vực Sơn Tây thuận lợi cho phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, do địa hình khu vực phân chia thành các dạng khác nhau (đồng bằng và chuyến tiếp) nên đã tạo ra nhiều vùng vi khí hậu thích hợp cho phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp.

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa nên mùa hè ở đây thường nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh, ít mưa, ít chịu ảnh hưởng của bão.

- Lượng mưa trung bình năm là 1.839 mm. Mưa nhiều nhất vào tháng 7,8,9; trong các tháng này lượng mưa đạt 822,8 mm. Lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 12,1, 2. số ngày mưa trung bình trong năm là 140,2 ngày.

- Hướng gió chủ đạo trong năm là hướng Đông - Nam về mùa nóng và Đông - Bắc về mùa lạnh.

4.1.2.2. Địa hình

Sơn Tây là thành phố có địa hình trung du đa dạng, vừa có vùng đất đồi thấp, vùng đất bãi ven sông, vùng đồng bằng và vùng trũng thấp hay bị úng ngập khi mưa. Đất đai không đồng nhất về tính chất lý, hoá học. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông, thành phố Sơn Tây có hai dạng địa hình chính:

- Vùng bán sơn địa gồm các xã: Thanh Mỹ, Kim Sơn, cố Đông, Sơn Đông, Phường Xuân Khanh, Trung Sơn Trầm có diện tích 7867,63ha, chiếm 69,33% diện tích tự nhiên toàn thành phố.

- Vùng đồng bằng: gồm các xã, phường còn lại, diện tích tự nhiên chiếm 30,64% tống diện tích toàn thành phố, tuy nhiên đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 41,86% đất tự’ nhiên toàn vùng, phần còn lại là đất phi nông nghiệp.

4.1.3 Nguồn tài nguyên

4.1.3.1 Tài nguyên đất

Trên địa bàn thành phố có các loại đất chính theo hệ thống phân loại phát sinh đã được phân chia với đặc điểm, tính chất và phân bố như sau :

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ một số LOẠI HÌNH sử DỤNG đát NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG sản XUẤT HÀNG hóa ở VÙNG VEN THÀNH PHỐ sơn tây hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w