Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và tương lai phát triến của loài người. Chính vì vậy việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sử dụng đất thích họp, bền vững đã được nhiều nhà khoa học đất và các tố chức quốc tế quan tâm. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (Sustainable Land Ưse) đã trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay.
làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững phải coi thiên nhiên là môi trường lý tưởng đế phát triến một cách hoà hợp với thiên nhiên.
Hệ thống canh tác lấy năng lượng, nguyên liệu tù’ môi trường, nếu khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo được, hoặc khai thác quá khả năng phục hồi của nguồn tài nguyên này sẽ dẫn đến không còn nguyên liệu, năng lượng. Phải loại bỏ khả năng sản xuất hoặc triệt tiêu hệ thống canh tác. Do vậy khi bố trí các hệ thống canh tác các nhà khoa học bao giờ cũng phải cân nhắc đến hiệu quả kinh tế và môi trường.
Không có ai hiếu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính những người sinh ra và lớn lên ở đó. Vì vậy, xây dựng nông nghiệp bền vũng cần thiết phải có sự tham gia của người nông dân trong vùng nghiên cứu. Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đối công nghệ và thể chế theo một phương thức hợp lý đế đạt đến sự thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau [45].
FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp.
- Duy trì và tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà
Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển đã họp tại Rio De Janerio - Braxin, đã định hướng cho các quốc gia, các tố chức quốc tế chiến lược về môi trường và phát triển bền vững đế bước vào thế kỷ 21. UNDP đã đưa ra cách thức sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc:
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất).
- Giảm mức rủi ro đối với sản xuất (an toàn).
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên chống lại được sự thoái hoá đối với chất lượng đất và nước (bảo vệ).
- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi).
- Được sự chấp nhận của xã hội (sự chấp nhận).
Năm nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dụng đất bền vững và là những mục tiêu cần đạt được. Thực tế nếu các nguyên tắc trên diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu đặt ra thì khả năng bền vững sẽ đạt được, nếu chỉ đạt một hay một vài mục tiêu đặt ra mà không phải tất cả thì khả năng bền vũng chỉ mang tính bộ phận.
Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự’ nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội.
Năm nguyên tắc trên nếu trong thực tế đạt được đầy đủ thì sự bền vững trong sử dụng đất sẽ thành công, ngược lại sẽ chỉ đạt được khả năng bền vững một số bộ phận hay chỉ bền vũng có điều kiện. Theo quan điếm và nguyên tắc
sống người dân, góp phần thúc đấy xã hội phát triển.
Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa dạng trên nhiều vùng đất khác nhau. Vì vậy khái niệm sử dụng đất bền vững thế hiện nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên nhiều vùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người. Đất đai trong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ốn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật.
Ớ Việt Nam nền văn minh lúa nước đã hình thành từ hàng ngàn năm nay, có thể coi là một mô hình nông nghiệp bền vững ở vùng đồng bằng, thích hợp trong điều kiện thiên nhiên ở nước ta. Gần đây, những mô hình sử dụng đất như VAC (vườn, ao, chuồng), mô hình nông - lâm kết họp trên đất đồi thực chất là những kinh nghiệm truyền thống được đúc rút ra tù’ quá trình lao động sản xuất lâu dài, bền vững với thiên nhiên khắc nghiệt đế tồn tại và phát triển.