bền vững
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý báu không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Khi dân số trên trái đất còn ít thì diện tích đất luôn đáp ứng một cách dễ dàng nhu cầu của con người và con người cũng ít tác động lớn đến tài nguyên quý báu này.
+ Dự trữ và phân phối vật chất.
+ Tính đệm.
+ Phân phối năng lượng.
Những chức năng trên đảm bảo cho khả năng điều chỉnh sự cân bằng của hệ sinh thái tự' nhiên trước những thay đối trong quá trình sử dụng đất đai con người đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tác động vào khí quyển, đế tạo thành ngày một nhiều hơn lương thực, thực phẩm và hậu quả là đất đai và các nhân tố tự nhiên khác bị suy thoái ngày một theo chiều hướng xấu đi. Vì vậy cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để duy trì khả năng hiện có của đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở hiện tại và tương lai.
Theo tài liệu của FAO/UNESCO [dẫn theo 42]: trên thế giới hàng năm có khoảng 15% diện tích đất bị suy thoái vì lý do tác động con người, trong đó suy thoái vì xói mòn do nước chiếm khoảng 55,7% diện tích, do gió 28% diện tích, mất chất dinh dưỡng do rửa trôi 12,2% diện tích. Ớ Trung Quốc, diện tích đất bị suy thoái là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thố, trong đó có 36,67 triệu ha đất đồi bị xói mòn nặng; 6,67 triệu ha đất bị chua mặn; 4 triệu ha đất bị úng, lầy. Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng 860 ha đất đã bị hoang mạc hoá làm ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người. Theo kết quả điều tra của FAO, 1992 [46], do chế độ canh tác không tốt đã gây xói mòn đất nghiêm trọng dẫn đến suy thoái đất, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và vùng đất dốc. Mỗi năm lượng đất bị xói mòn tại các châu lục là: Châu Âu, Châu Úc, Châu Phi: 5-10 tấn/ha, Châu Mỹ: 10-20 tấn/ha; Châu Á: 30 tấn/ha.
tài nguyên và bảo vệ môi trường, thoả mãn các yêu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm phương hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững và đó cũng là hướng đi trong tương lai [42].
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ấm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân sổ lại đông, bình quân đất tụ' nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm.
Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữa người và đất đai. Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp lý [47]. Mục tiêu đặt ra là sử dụng tối đa và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất của quốc gia, nhằm phục vụ phát triến nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội. Việc sử dụng đất dựa trên nguyên tắc là un tiên đất đai cho sản xuất nông nghiệp.