Truyền thuyết lịch sử hóa cá Ông thời kì bôn tẩu của vua Gia Long

Một phần của tài liệu truyền thuyết gắn với tín ngưỡng thờ cá ông vùng duyên hải miền trung và miền nam việt nam (Trang 39 - 42)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.2.2. Truyền thuyết lịch sử hóa cá Ông thời kì bôn tẩu của vua Gia Long

Long

Các truyền thuyết về cá Ông ngoài những truyện gắn với đời sống dân gian, còn có một bộ phận truyền thuyết cá Ông gắn với thời kì bôn tẩu mà dân gian cho là có thật vào thời vua Gia Long phải thoát thân khỏi sự truy đuổi của quân Tây Sơn. Các truyền thuyết này đều nói đến việc nhà vua và quan quân được cá Ông cứu giúp khi đoàn binh trong tình trạng nguy cấp. Trong bài viết Tín ngưỡng thờ cá Voi ở Cà Mau của tác giả Phạm Văn Tú, đăng tải trên tạp chí Văn hóa dân gian (số 3/2007,tr.48) có ghi chép hai truyền thuyết về cá Ông cứu vua như sau:

15. Vùng biển Kì Hòa và Cửa Sót (Hà Tĩnh): “Khi Nguyễn Ánh bị Nguyễn Huệ đánh chiếm Gia Định lần thứ ba, phải bỏ chạy ra biển để sang Xiêm. Thuyền ra đến ngoài khơi thì hết nước ngọt. Trước tình trạng nguy khốn đó, bỗng xuất hiện một con cá Voi dâng đến cho dòng nước ngọt, cứu quan quân khỏi chết khát. Sau đó trên đường đi, đoàn thuyền lại gặp bão lớn. Một lần nữa cá Voi lại hiện lên cứu, đưa thuyền lánh vào đảo Côn Sơn (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Vì vậy sau khi lên ngôi, nhớ ơn cứu mạng, vua Gia Long phong sắc cho cá voi là Nam Hải Ngọc Lân.

16. Vùng biển Quảng Nam- Đà Nẵng: vua Gia Long trên đường chạy trốn quân Tây Sơn, khi đến cù lao Chàm thì bị quân Tây Sơn đuổi sát nút. Trong lúc nguy cấp, vua cầu trời khấn phật, bỗng đâu một con cá Voi khổng lồ hiện ra nổi lên từ mặt nước xông đến phía quan quân Tây Sơn quẫy mình gây sóng gió làm đắm một số thuyền của quân Tây Sơn. Khi lên ngôi, Gia Long phong tặng cá Voi danh hiệu “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân”.

17. Trong bài Vàm Láng - Lễ hội Nghinh Ông, đăng tải trên trang

www.gocong.com(10/2007) có ghi chép tích cá Ông cứu vua ở Gò Công như sau:

Chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với quân Tây Sơn nhiều phen thất bại phải bôn tẩu ra đảo Côn Lôn, Phú Quốc, mấy phen cầu viện Xiêm La. Đến một ngày vào khoảng tháng giêng, sau khi tụ tập được các chiến thuyền và quân lính, bèn kéo quân tới vây hãm thành Bình Thuận. Lúc đầu chúa Nguyễn thắng thế, nhưng sau đó quân Tây Sơn được binh cứu viện nên chúa Nguyễn phải mở đường máu để tránh họa diệt vong. Sau trận tử chiến, Nguyễn Ánh kéo tàn quân chạy về phương Nam, quân Tây Sơn đuổi theo sau rất gấp. Khi thuyền vua và quân sĩ nhà Nguyễn đến cửa sông Soài Rạp (con sông lớn phân ranh giữa tỉnh Gò Công với Gia Định, nay là huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang), bão tố bỗng nổi lên dữ dội. Chúa Nguyễn nhìn trời khấn nguyện “Nếu trời còn tựa nhà Nguyễn thì xin phù hộ Nguyễn Ánh này qua cơn thập tử nhất sinh”. Thuyền của chúa Nguyễn đang trong thế nguy cấp bỗng được cặp cá Ông nổi lên, kẹp vào hai bên mạn thuyền dìu đỡ thuyền vào bờ bình an. Thuyền của quân Tây Sơn bị bão tố chặn đường nên không đuổi theo được nữa. Nơi thuyền chúa Nguyễn được cá Ông đưa vào bờ thuộc địa phận làng Vàm Láng, huyện Kiểng Phước của tỉnh Gò Công cũ. Do vậy, sau khi vừa lên ngôi vua Gia Long đã sắc phong cho loài thủy tộc này tước Nam Hải Đại tướng quân và chỉ

thị cho ba làng gần nơi ông được giải cứu trước kia là xã Kiểng Phước, Gò Công, Tiền Giang; xã Cần Giờ tỉnh Gia Định và Vũng Luông tỉnh Vĩnh Long phải lập lăng thờ Nam Hải Đại tướng quân để cúng bái.

18. Ở Cầu Ngang, Trà Vinh: Tương truyền trong một lần bị tướng Tây Sơn truy đuổi ráo riết, chúa Nguyễn Ánh lâm vào thế đường cùng, phía trước là cửa biển mênh mông, phía sau là vó ngựa gần thêm. Tính mạng chỉ còn như chỉ mành treo chuông. Gia Long khấn trời thì bỗng đâu Cá Ông nổi lên, vọi ba vòi nước lên trời tỏ lòng qui phục. Chúa mừng rỡ cùng đám tàn quân vừa yên vị trên lưng thì Cá ông đã rẽ sóng vượt cửa biển sang cù lao Cổ Chiên trước khi quân Tây Sơn đuổi kịp. Đặt chân lên đất cù lao, khi chúa vừa thu quân rúc vào rừng rậm thì không biết từ đâu hàng đàn rái cá rùng rùng xuất hiện, lăn mình xóa dấu quân đi. Tại dãy đất cù lao, chúa Nguyễn Ánh lập đàn tế và phong cho cá Voi là Nam Hải Tướng quân và tộc loài Rái cá là Lang Lại Tướng quân”.

19. Đây là truyền thuyết chúng tôi ghi chép được theo lời kể của sư thầy Huệ Tánh ở chùa Phật Quang, trong chuyến đi công tác ở Cà Mau thầy đã ghi chép lại từ lời kể của người dân sống gần Hòn Đá Chúa (Tỉnh Cà Mau). Truyện này cũng có nội dung gần với truyện kể trên: Khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi theo ráo riết, cùng đường, chúa Nguyễn Ánh và quan quân xuống thuyền vượt biển ra đảo Phú Quốc. Chừng được mười hải lý thì trời nổi sóng gió bão bùng gây nguy cấp đến tính mạng. Chúa Nguyễn Ánh liền thắp hương vái trời nếu đã cho Ngài có mệnh đế vương thì xin hãy giúp Ngài vượt qua cơn nguy này. Sau lời khấn, bỗng từ đâu hiện ra đàn cá Voi ào tới, cặp vào mạn từng chiếc thuyền mà đưa vua và quan quân vào tới bờ vô sự. Lúc quan quân lên bờ bình an thì một đàn rái cá hiện ra xóa dấu chân để quân Tây Sơn không phát hiện ra được. Thoát khỏi nạn Tây Sơn, vua quan hội tề và dựng trong vùng một hòn đá để kỷ niệm. Hòn đá cao chừng 5m và có khắc 3 chữ Nôm: Hòn Đá Chúa. Nay hòn đá ấy vẫn còn ở Minh Hải, Cà Mau.

20. Trong bài Những điều kì thú về cá Voi ở Bình Thuận của tác giả Trần Thương (tạp chí Du lịch Việt Nam, năm 2000) có ghi chép một truyện tương tự: Một truyền thuyết khác ở Bình Thuận kể rằng, vua Gia Long trong một lần ngự thuyền rồng ở Huế, chẳng may thuyền gặp phong ba, trôi dạt vào đến tận Bình Thuận. Vua được cá Ông cứu, đưa thuyền vào bờ, nhưng cá thì kiệt sức mà chết.

Long được bác Tư – thủ từ dinh Ông Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu kể lại với chúng tôi như sau: Khi vua Nguyễn Ánh bôn tẩu tránh sự truy đuổi của quân Tây Sơn thì trên thuyền bị hết nước ngọt. Vua quan dừng lại ở biển Hưng Lương, Nhơn Lý (Bình Định). Vua Nguyễn Ánh đã khấn xin sự phù trợ của trời đất giúp cho vua quan và quân sĩ qua cơn hoạn nạn. Vua khấn xong, khi mọi người đào xuống cát ngay sát biển, đợi nước lắng trong thì đó lại là nước ngọt. Hiện nay biển đó vẫn còn với tên gọi là giếng Be hoặc giếng Bẹn. Sau đó, quan quân lênh đênh trên biển khơi và bị hết lương thực. Vua Nguyễn Ánh lại khấn xin sự trợ giúp thì bỗng từ đâu xuất hiện đàn cá Voi. Đàn cá xua lại không biết bao nhiêu là cá cơm cho quân sĩ chỉ việc xúc lên đầy khoang thuyền. Sau đó, đàn cá Voi cứ theo thuyền vua xua cá cơm theo giúp quan quân đến tận đảo Phú Quốc mới thôi. Cho nên hiện nay Phú Quốc được xem là rốn cá cơm của cả nước. Không có nơi đâu nhiều cá cơm và nước mắm cá cơm ngon bằng ở nơi đó.

Trong dòng chảy của tín ngưỡng này, cùng tồn tại ở vùng Nam Đảo (châu Á), Nhật Bản cũng có huyền thoại về các thần dạt vào từ biển. Đã có một truyền thuyết về con cá Voi thần kì, chở đến cho người miền núi phía Nam Việt Nam một hài nhi cứu thế, giải phóng loài người khỏi bị đau khổ. Trong khi đó ở Campuchia lại không tìm thấy dấu vết gì về sự thờ cúng này.

Một phần của tài liệu truyền thuyết gắn với tín ngưỡng thờ cá ông vùng duyên hải miền trung và miền nam việt nam (Trang 39 - 42)