III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
4. Hoàn thiện việc ban hành và hướng dẫn thi hành chính sách đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh hoạt động khu công nghiệp, khu chế
xuất là Nghị định 36/CP ban hành Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Nghị định này được xây dựng trên cơ sở hệ thống pháp
luật hiện hành, cốt lõi là Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp và các luật khác. Do tồn tại hai hệ thống luật khác nhau điều chỉnh các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (Luật khuyến khích đầu tư trong nước áp dụng với doanh nghiệp trong nước, Luật đầu tư nước ngoài áp dụng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), nên đã tạo
sự khác biệt trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các loại
hình doanh nghiệp, nhất là điều kiện ưu đãi thuế, giá một số yếu tố đầu vào
(điện, nước), dịch vụ...
Để cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/ CP về
những biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài với những qui định thông thoáng hơn, ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài nói chung trong đó có các doanh nghiệp khu công
nghiệp, khu chế xuất, song vẫn chưa giải quyết được vấn đề phân biệt đối xử
giữa hai hệ thống doanh nghiệp.
Nhằm từng bước xoá bỏ sự khác biệt về điều kiện kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định 53/ 1999/ QĐ-TTg qui định giảm giá một
số hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
người nước ngoài, qui định dùng đồng tiền Việt Nam để thanh toán các loại
giá dịch vụ, phí và lệ phí. Nhưng việc thực hiện các qui định này diễn ra rất
nội dung của Nghị định 12/ CP ngày 18 tháng 2 năm 1997, Nghị định 10/ 1998/ NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ, Quyết định số 53/ 1999/ QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ cũng như các văn bản pháp qui khác có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ, ổn định của chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghị định cũng cập nhật và điều chỉnh một số qui định đã nêu tại
một số văn bản pháp qui nói trên nhưng không còn phù hợp để đảm bảo tính nhất quán với các văn bản pháp qui mới được ban hành sau này. Việc áp dụng đem lại hiệu quả như thế nào, thời gian sẽ trả lời, tuy nhiên, sự tuyên truyền, hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước đến các chủ đầu tư và sự theo
sát hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời tìm ra những điểm chưa phù hợp để điều chỉnh chính sách với các doanh nghiệp là rất cần thiết.
Có thể đưa ra vấn đề: nghiên cứu cho phép doanh nghiệp khu công
nghiệp, khu chế xuất thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như các doanh nghiệp ngoài khu để
tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn sản xuất - kinh doanh và
yên tâm đầu tư.
Để giải quyết vấn đề này, Quyết định 53/ 1999/ QĐ - TTg đã qui định
doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trong thời hạn hợp đồng ký với doanh nghiệp xây dựng và
kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên, đến hết năm 1999, các Bộ, ngành liên quan vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp
thứ cấp mới chỉ được thực hiện cho các khu do doanh nghiệp Việt Nam xây
dựng cơ sở hạ tầng; trường hợp doanh nghiệp thứ cấp thuê đất doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nên không thực hiện được.
Trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài mới nhất và Nghị định số 24/ 2000/ NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại
nước ngoài, các bên hợp doanh thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính". Nhưng để đi vào thực tế, chủ đầu tư nước ngoài rất cần sự giúp đỡ cụ thể của các cơ quan quản lý Nhà
nước.
Hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu công nghiệp, khu chế xuất cũng chịu sự điều chỉnh của các luật liên quan khác. Các luật này hiện còn nhiều điểm bất hợp lý, đòi hỏi được sớm nghiên cứu, điều chỉnh, trình Chính phủ ban hành để đơn giản các thủ tục, giảm thời
gian và chi phí, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Chẳng hạn như cơ chế tuyển
dụng lao động và tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ chế này còn phức tạp, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp vì qui định tuyển dụng lao động là người nước ngoài đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao và không hợp lý (một số nghề nghiệp người lao động ở Việt Nam vẫn có thể đáp ứng được nhưng nhà đầu tư muốn
giữ bí mật công nghệ, bí mật kinh tế nên họ cần sử dụng người của chính nước họ). Vì vậy, Bộ Lao động nên nghiên cứu, điều chỉnh và trình Chính phủ
KẾT LUẬN
Khu công nghiệp, khu chế xuất là mô hình kinh tế mà các nước đang
phát triển, nhất là các nước Châu á, đã và đang sử dụng như một công cụ để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam được thành lập cũng
không nằm ngoài mục tiêu đó.
Nhưng trong quãng thời gian xây dựng và đi vào hoạt động của các khu,
dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu liên tục biến đổi do ảnh hưởng
của nhiều nguyên nhân khác nhau. Để các khu có thể hoạt động hiệu quả, góp
phần ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại... phải có những biện pháp cụ
thể nhằm lôi cuốn dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài"chảy mạnh" vào các khu.
Bài khoá luận này đã đi vào thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong thời
gian vừa qua, đồng thời rút ra được thành tựu và tồn tại, thuận lợi và khó
khăn. Thông qua đó, có đưa ra những giải pháp để khắc phục khó khăn, tăng cường thuận lợi, nhằm từng bước hoàn thiện dần hoạt động này.
Nói chung, khoá luận đã cố gắng đi vào vấn đề một cách hệ thống. Tuy
nhiên, vì thời gian có hạn, trong khuôn khổ một số trang nhất định và với
trình độ của một sinh viên sắp tốt nghiệp còn nhiều hạn chế, khoá luận chắc
chắn không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các chuyên gia có kinh nghiệm cũng như những người có quan tâm khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Nghị định số 24/ 2000/ NĐ-CP.
3. Nghị định 10/ CP ngày 23 tháng 1 năm 1998.
4. Nghị định 12/ CP ngày 28 tháng 2 năm 1997.
5. Qui chế khu chế xuất ban hành kèm Nghị định 322/ HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1991.
6. Qui chế khu công nghiệp ban hành kèm Nghị định 192/ CP ngày 28 tháng
12 năm 1994.
7. Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm Nghị định 36/ CP ngày 24 tháng 4 năm 1997.
8. Quyết định số 233/ 1998/ QĐ-TTg ngày 1 tháng 12 năm 1998.
9. Quyết định số 53/ 1999/ QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999. 10. Công văn số 04/ CP-KCN ngày 16 tháng 3 năm 1999.
11. Công văn số 182/ BQL ngày 4 tháng 9 năm 1999.
12. Báo cáo tình hình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất năm 2000 - Vụ quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
13. Bản tổng kết, đánh giá tình hình cấp giấy phép đầu tư của các Ban quản lý
khu công nghiệp kể từ khi được uỷ quyền - Vụ quản lý dự án đầu tư nước
ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
14. Hướng dẫn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam - Nhà xuất bản thống kê.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT - ĐẦUTƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT