I. TÌNH HÌNH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT CHO ĐẾN
2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất:
- Qui mô xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất:
Tổng vốn đầu tư đăng ký xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp,
khu chế xuất, tính đến đầu năm 2000, vào khoảng 1.148,1 triệu đôla và 24.429 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tổng vốn đầu tư đăng ký là 12 triệu USD.
+ Doanh nghiệp liên doanh có tổng vốn đầu tư đăng ký là 879,5 triệu USD.
+ Doanh nghiệp Việt Nam có tổng vốn đầu tư đăng ký là 256,6 triệu USD và 24.429 tỷ đồng.
Đến hết tháng 12/ 1999 có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng. Các khu này đã thực hiện được 396,5 triệu USD và 1.133 tỷ đồng vốn xây dựng hạ tầng, chỉ bằng 25% tổng số vốn đầu tư đăng
ký hoặc dự toán được duyệt. Vì vậy, đẩy nhanh thực hiện vốn xây dựng hạ
tầng trong thời gian trước mắt đang là vấn đề cấp thiết đối với hệ thống các
Về qui mô bình quân, một khu có diện tích là 164,5 ha với vốn đầu tư
xây dựng hạ tầng theo dự kiến trong hồ sơ dự án là 28,8 triệu USD (bình quân khoảng 175.000 USD/ ha).
Theo số liệu tổng kết của WEPZA, một khu công nghiệp hay một khu
chế xuất điển hình có diện tích khoảng 100 ha với vốn đầu tư ban đầu xây
dựng hạ tầng khoảng 50 triệu USD, tạo việc làm cho 10.000 lao động và tạo
ra giá trị xuất khẩu và GDP khoảng 200 triệu USD. Cũng theo WEPZA, qui mô khu đó đem lại hiệu quả cao nhất, vì phát huy nhanh vốn đầu tư xây dựng
hạ tầng, dễ đảm bảo các điều kiện hoạt động cho khu như điện, nước, thông
tin, giao thông vận tải, dễ vận động đầu tư vào khu mà không gây những hậu
quả lớn về môi trường, về kinh tế - xã hội do tích tụ với mật độ lớn các doanh
nghiệp và số lao động làm việc thường xuyên trong khu. Như vậy, đa phần
các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trước mắt chưa thể gọi là
"điển hình".
- Tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.
Nhìn chung, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu chế
xuất chậm. Ngoài một số khu công nghiệp, khu chế xuất đã xây dựng xong
hoặc cơ bản đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng như khu công nghiệp Nomura
Hải Phòng, khu công nghiệp Đà Nẵng ở Đà Nẵng, khu chế xuất Tân Thuận và khu chế xuất Linh Trung ở thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Amata
và khu công nghiệp Biên Hoà II ở Đồng Nai, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore và khu công nghiệp Việt Hương ở Bình Dương, giai đoạn I khu
công nghiệp Nội Bài Hà Nội... với đầy đủ các hạng mục công trình hạ tầng như hệ thống giao thông nội khu, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đường
dây và trạm điện, hệ thống xử lý chất thải, nhất là hệ thống xử lý nước thải,
cây xanh và công trình công cộng trong khu, các khu công nghiệp còn lại đang trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó một số đang san
lấp mặt bằng, chuẩn bị xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.
một số khu đô thị, khu dân cư và các công trình công cộng... đã được khởi công tháng 1 năm 1998. Xây dựng khu công nghiệp Dung Quất đòi hỏi có
nguồn vốn đầu tư rất lớn, dự tính nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ từ
nhiều nguồn khác nhau như vốn Ngân sách, đầu tư theo hình thức BOT, vốn đầu tư của tư nhân trong nước và nước ngoài. Đến thời điểm hiện nay, các
chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đang tập trung đầu tư di dân, tái định cư và
giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông, cấp điện, nước, thông tin
liên lạc, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy lọc dầu số 1- công trình đầu tiên và cũng là công trình trọng điểm của khu công nghiệp này.
Như đã nói ở trên, chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp,
khu chế xuất đa phần là các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghệp Việt
Nam (chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh) đầu tư hạ tầng đến nay đã thực
hiện được 1.697 tỷ đồng, mà nguồn vốn để xây dựng hạ tầng chủ yếu là từ
nguồn tín dụng ưu đãi và từ tiền thuê đất ứng trước của các nhà đầu tư thứ cấp (đối với một số ít khu) và một phần nhỏ là vốn tự có của doanh nghiệp. Do
vậy, doanh nghiệp trong nước xây dựng hạ tầng thường được tập trung vốn ít hơn, vừa đầu tư, vừa khai thác đem vào kinh doanh dẫn đến việc xây dựng hạ
tầng chậm và có chất lượng không bằng các khu công nghiệp do doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng.
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất của
các doanh nghiệp Việt Nam đều thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, chủ đầu tư phân kỳ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở vốn đầu tư hạn hẹp. Vì thế, hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất này hiện nay đều chưa có cơ
sở hạ tầng hoàn chỉnh (trừ khu công nghiệp Biên Hoà II đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng và đã cho thuê được hơn 90% diện tích đất có thể cho
thuê).