Gắn chặt việc triển khai xây dựng khu công nghiệp với vấn đề lao động

Một phần của tài liệu Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 80 - 82)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC

2. Gắn chặt việc triển khai xây dựng khu công nghiệp với vấn đề lao động

và việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất.

Các nhà đầu tư nước ngoài trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào khu

công nghiệp, khu chế xuất thì họ phải thấy được những yếu tố có lợi cho việc đầu tư của họ. Được cung cấp lao động có tay nghề của nước chủ nhà là một

trong những yếu tố đó. Nói cách khác, nếu việc tuyển dụng cung cấp lao động

cho các khu công nghiệp, khu chế xuất thuận lợi thì sẽ góp phần đẩy mạnh

dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các khu.

Nhìn chung, việc tuyển dụng cung cấp lao động cho các doanh nghiệp có

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu công nghiệp, khu chế xuất về cơ

bản được hình thành gần như tự phát thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường lao động, dựa vào sự cung cấp lao động sẵn có trên thị trường và

"hưởng thụ" kết quả đào tạo của Nhà nước. Việc cung cấp này cũng đang gặp

mâu thuẫn, một mặt thiếu lao động kỹ thuật, có tay nghề, mặt khác trong khi

số lao động cần tạo công ăn việc làm ở các địa phương còn hết sức dư thừa,

cần giải quyết, thì mức độ thu hút như trên vào các khu công nghiệp, khu chế

xuất chưa phải là lớn. Tình hình thiếu lao động kỹ thuật đã có tay nghề được đào tạo không chỉ gay gắt đối với các khu ở Bình Dương, Đồng Nai... mà còn

đối với các khu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Để giải quyết tình trạng

này, chủ doanh nghiệp buộc phải tuyển dụng lao động ngoại tỉnh, và trong hầu hết các trường hợp phải tổ chức đưa đi đào tạo, kể cả ở nước ngoài mới đáp ứng tiêu chuẩn tay nghề để vận hành dây chuyền sản xuất.

Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu và thành lập

chính các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đứng ra thành lập, giống như trường hợp của công ty liên doanh xây dựng hạ tầng khu công nghiệp

Việt Nam - Singapore. Công ty đã thành lập Trung tâm đào tạo công nhân kỹ

thuật lành nghề, hàng năm, thực hiện đào tạo gần 200 công nhân kỹ thuật,

cung cấp cho các doanh nghiệp công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại

không chỉ trong khu công nghiệp Việt Nam- Singapore mà còn cho cả các

doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương và trong vùng.

Việc triển khai xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất còn phải gắn

chặt với việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào. Hiện nay, kết cấu hạ

tầng trong và ngoài hàng rào đã yếu kém lại còn không đồng bộ, đặc biệt việc

xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào chưa được quan tâm giải quyết đúng

mức nên cũng làm giảm tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Các công trình ngoài hàng rào, thường là những công trình đòi hỏi vốn đầu tư lớn như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện... chủ yếu mới chỉ trong qui hoạch, chưa được triển khai, cấp vốn xây dựng. Nhiều công trình đã gây nên tốn kém

thời gian vì việc điều chỉnh qui hoạch, thoả thuận với các cơ quan hữu quan như công trình đường vào khu công nghiệp Đài Tư và khu công nghiệp

Daewoo - Hanel, đường vào các khu ở Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống đường điện vào khu công nghiệp Nội Bài...

Để khắc phục tình trạng này, chính quyền địa phương cần phải quan tâm

giải quyết tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường sá, cung cấp điện, nước...) và cơ

sở hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại...) ngoài hàng rào của các khu. Đồng thời, khi thành lập khu mới, các bên cần chú trọng đến vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, trong đó nêu rõ

các phương án về nguồn (nguồn vốn, nguồn cung cấp điện, nước), các điểm

nối và trách nhiệm của các đơn vị liên quan (giao thông, điện, nước, doanh

nghiệp phát triẻn hạ tẩng, cơ quan quản lý địa phương...). Tại Bình Dương,

Uỷ ban nhân dân tỉnh đã linh hoạt tìm nguồn vốn đầu tư cho các công trình

ngoài hàng rào như các công trình đường giao thông, nhà máy cấp nước được

Sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua chủ trương, chính sách ưu đãi trong việc vận động đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu cũng rất quan

trọng. Chẳng hạn, vừa qua, Nhà nước có chủ trương hoàn lại vốn của các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng hệ thống điện ngoài hàng rào. Theo thống kê của Tổng công ty điện lực Việt Nam, số vốn các công

trình lưới điện ngoài hàng rào do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (cả trong và ngoài khu) đã đầu tư là 238 tỷ đồng - một con số không nhỏ.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang cùng Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Tổng công ty điện lực Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan đang giải quyết

việc hoàn trả lại số vốn đầu tư này cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)