Sự thành lập và qui hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất:

Một phần của tài liệu Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 25 - 29)

I. TÌNH HÌNH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT CHO ĐẾN

1. Sự thành lập và qui hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất:

1.1 Sự thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất:

- Qui mô và số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất:

Đến tháng 6/ 2000, đã có 67 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập (không kể khu công nghiệp Dung Quất rộng 14000 ha nằm ở vùng Trung Bộ). Tổng diện tích đất tự nhiên của các khu công nghiệp, khu chế xuất là

11.023 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 7.290 ha.

Như vậy, qui mô bình quân của một khu là 164,5 ha. Khu công nghiệp

có diện tích lớn nhất (không kể khu công nghiệp Dung Quất mà thực chất là khu kinh tế tổng hợp với diện tích 14.000 ha) là khu công nghiệp Phú Mỹ I tại

Bà Rịa- Vũng Tàu với diện tích 954,4 ha, còn khu công nghiệp có qui mô nhỏ

nhất là khu công nghiệp Bình Chiểu tại thành phố Hồ Chí Minh với diện tích

28 ha. So với các khu công nghiệp, khu chế xuất châu Á - thường có diện tích

từ 10,5 đến 425 ha mà phần lớn là từ 100 đến 200 ha thì khu công nghiệp, khu

chế xuất của Việt nam thuộc loại khá lớn về diện tích.

- Phân loại khu công nghiệp, khu chế xuất:

Trong 67 khu được thành lập nói trên, có 63 khu công nghiệp, 3 khu chế

xuất và đặc biệt là 1 khu công nghệ cao.

Diện tích đất tự nhiên và đất công nghiệp của các khu công nghiệp, khu

Số lượng

Diện tích đất tự

nhiên (ha)

Diện tích đất

công nghiệp (ha)

Tổng cộng

Khu công nghiệp

Khu chế xuất

Khu công nghệ cao

67 63 3 1 11.023 9.313 510 200 7.715 7.191 374 150

Như vậy, khu công nghiệp chiếm số lượng áp đảo, chỉ có 3 khu chế xuất

trong khi có tới 63 khu công nghiệp. Có thể kể đến một số khu công nghiệp

lớn, có diện tích trên 200 ha như khu công nghiệp Daewoo-Hanel ở Hà Nội,

khu công nghiệp Phú Mỹ I thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (954,4 ha), khu công nghiệp Nhơn Trạch I, II, III thuộc tỉnh Đồng Nai (với diện tích tương ứng là 430, 350, 368 ha), khu công nghiệp Hiệp Phước I ở thành phố Hồ Chí Minh

(332 ha)...

Ba khu chế xuất hiện nay là: khu chế xuất Tân Thuận và khu chế xuất

Linh Trung ở thành phố Hồ Chí Minh, khu chế xuất Hải Phòng ở thành phố

Hải Phòng.

Khu công nghệ cao Hoà Lạc thuộc địa phận tỉnh Hà Tây là khu công nghệ cao duy nhất hiện nay ở Việt Nam. Đây là "khu tập trung các doanh

nghiệp kĩ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ

cao gồm nghiên cứu-triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ

liên quan, có ranh giới địa lý xác định; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính

phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghệ cao có thể có doanh nghiệp

chế xuất." (theo Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/ 4/ 1997 của Chính phủ)

- Phân bố khu công nghiệp, khu chế xuất tại các vùng:

Vùng Số khu công nghiệp Diện tích (ha) Vùng núi Bắc Bộ Vùng Tây Nguyên

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ ( chưa kể khu công nghiệp Dung Quất)

Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ

Các vùng khác 2 0 6 10 7 33 9 139 0 649,6 1307 628,6 7110 1188,8

Các khu công nghiệp, khu chế xuất phân bố không đều theo lãnh thổ: tập

trung chủ yếu tại 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và

đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 56/ 64 khu). Trong khi đó, vùng Tây

Nguyên chưa có một khu công nghiệp hay khu chế xuất nào. Vùng núi Bắc

Bộ có 2 khu công nghiệp, đó là khu công nghiệp Thụy Vân thuộc tỉnh Phú

Thọ được thành lập năm 1997 và khu công nghiệp Sông Công thuộc tỉnh Thái

Nguyên mới được thành lập năm 1999 với diện tích nhỏ so với mặt bằng

chung của cả nước. Tại những vùng này, việc xây dựng khu công nghiệp, khu

chế xuất là rất khó khăn do vị trí địa lý kém thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa phát

triển.

Về diện tích, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 10 khu với tổng diện

tích 1.307 ha, chiếm 11,86%; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 33 khu

với tổng diện tích 7.110 ha, chiếm 64,5%; vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung có 7 khu với diện tích 628,6 ha, chiếm 5,7% tổng diện tích các khu

công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập. Như vậy, các khu công nghiệp,

khu chế xuất tập trung chủ yếu tại 3 vùng kinh tế trọng điểm không chỉ về mặt

Ngoài ra, tại vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, Chính phủ đã quyết định

thành lập khu công nghiệp Dung Quát( thực chất là khu kinh tế tổng hợp với

diện tích 14.000 ha) và nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế mở Chu Lai.

1.2 Qui hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2000.

Đến nay, đã có 96 khu công nghiệp, khu chế xuất được xác định trong

qui hoạch đến năm 2010.

Số các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các vùng theo qui hoạch.

Vùng Số khu công nghiệp, khu chế xuất

Vùng núi Bắc Bộ

Vùng Tây Nguyên

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm Trung

Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ

Các vùng khác 3 3 8 16 10 39 17

Trong đó, số khu công nghiệp, khu chế xuất được xác định trong qui

hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 8/ 1996 là 35 khu. Số khu

công nghiệp, khu chế xuất được thành lập trước tháng 8/ 1996 là 16 và số khu

công nghiệp, khu chế xuất được bổ sung (bổ sung qui hoạch hoặc đã được

Thủ tướng chấp nhận về chủ trương) là 45. Đã có 67 khu công nghiệp, khu

chế xuất được thành lập trên cả nước nên trong khoảng thời gian sắp tới, sẽ có

thêm 29 khu mới.

Nhìn chung qui hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất phù hợp

khác, đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, nhằm mục tiêu tạo đà tăng trưởng cho công nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và từng bước thực hiện việc phát triển công nghiệp theo qui hoạch, tránh phát triển các cơ sở công nghiệp một cách tự phát, tiết kiệm đất, thu hút và sử dụng hiệu

quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp, thúc đẩy các cơ sở sản xuất, dịch vụ cùng phát triển.

Thực tế thời gian qua cho thấy khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành từ khu vực chưa có các yếu tố hạ tầng và doanh nghiệp công nghiệp,

hoặc trên cơ sở qui hoạch lại các doanh nghiệp đã được thành lập từ trước đó.

Ngoài ra có một số khu công nghiệp để sắp xếp lại các cơ sở công nghiệp qui

mô vừa và nhỏ của địa phương, tạo điều kiện qui hoạch, tổ chức lại sản xuất

công nghiệp, kết cấu hạ tầng và xử lý môi trường ở các tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)