KHU CHẾ XUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI.
Hướng công tác chủ yếu trong thời gian tới của các khu công nghiệp,
khu chế xuất Việt Nam là:
1. Tiếp tục phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng xây dựng
khu gần với mô hình thực thể kinh tế- xã hội. Kết hợp phát triển công nghiệp địa phương với việc hình thành khu dân cư và các công trình hạ tầng xã hội,
phát triển khu gắn với vấn đề xã hội và môi trường, xây dựng hạ tầng ngoài
hàng rào khu như hệ thống giao thông, bưu chính viễn thông, nhà máy cung cấp nước sạch, nhà máy sản xuất điện...
2. Phấn đấu trong vài ba năm tới sẽ thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà
đầu tư nước ngoài, đầu tư vào khu sao cho lấp đầy trên 50% diện tích. Trừ
những dự án gần vùng nguyên liệu, với các dự án khác cần kiên quyết hướng nhà đầu tư đầu tư vào khu.
3. Công tác quản lý thường xuyên quan tâm đến những vấn đề như qui hoạch
phân khu chức năng, qui hoạch ngành nghề đầu tư vào khu, xử lý chất thải, hạ
tầng xã hội... vốn là những vấn đề hết sức nhạy cảm, nếu lơ là sẽ hạn chế tác
dụng của khu, thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng.
Ban quản lý sẽ rà soát lại việc thực hiện qui hoạch chi tiết khu, chỉ đạo công
ty phát triển hạ tầng có phương án điều chỉnh lại qui hoạch cho phù hợp với
tình hình thực tế để trình Bộ Xây dựng phê duyệt điều chỉnh; có phương án
giải quyết vấn đề xử lý chất thải cho các doanh nghiệp trong khu đã xây dựng xong đi vào hoạt động trong khi chờ đợi xây dựng hệ thống xử lý chất thải
cho toàn khu, phối hợp với Sở Khoa học- Công nghệ- Môi trường xây dựng
qui chế quản lý môi trường cho toàn khu.
4. Có kế hoạch hợp lý phân kỳ việc đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương thức
cuốn chiếu để tiếp tục thu hút đầu tư vào khu. Sẽ cố gắng hoàn tất trước mắt
những hạng mục chính như đường giao thông, hệ thống thoát nước, điện sản
xuất... đủ đảm bảo cho các nhà máy đã xây dựng xong đi vào hoạt động.
5. Tăng cường hơn nữa công tác vận động đầu tư, vốn là công tác thường
xuyên, trọng tâm và cấp bách.
Để triển khai có hiệu quả, Ban quản lý khu sẽ có kế hoạch thành lập tổ
chuyên trách vận động đầu tư dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban. Tổ sẽ có
nhiệm vụ:
- Đề xuất các biện pháp, tiếp cận thị trường, lập chương trình tiếp thị cụ
thể để chủ động triển khai thực hiện.
- Phối hợp cùng chủ đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cường công tác tiếp thị kêu gọi đầu tư, chú ý dến các nhà đầu tư của Châu Âu, Nhật và Mỹ, thu hút các
dự án có công nghệ cao.
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích và chính sách ưu đãi
đầu tư vào khu, giá đất và các phương thức thanh toán, các loại thuế, các
nguồn vốn hỗ trợ nhất là đối với vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, các phương án trao đổi nhà xưởng, định giá nhà xưởng hợp lý...
6. Ban quản lý sẽ nhanh chóng ngiên cứu, ban hành các qui định và hướng
dẫn cụ thể về hoạt động của khu để các nhà đầu tư hiểu rõ hơn môi trường đầu tư vào khu, tạo tâm lý thông thoáng cho các nhà đầu tư.
Để tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý một cửa tại chỗ mà các nhà đầu tư rất
hoan nghênh, Ban quản lý sẽ cố gắng nhanh chóng hướng dẫn các vấn đề mà
các nhà đầu tư quan tâm như:
+ Dịch vụ cấp mới, gia hạn, sửa đổi thị thực cho chuyên gia nước ngoài làm việc cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu.
+ Dịch vụ sao y các văn bản theo thẩm quyền...