- về trình độ:
1. Hiêu biết và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của 3
3.2.3. Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động của TCM:
- Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn nhằm tăng hiệu quả sinh hoạt chuyên môn theo nghĩa thật chất nhất, giảm bót công tác hành chánh; Qua đó cũng làm nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý TCM, chính là các TTCM trường THCS.
- Để đội ngũ GV và TTCM trường THCS được làm việc mang tính chuyên nghiệp và toàn diện hon.
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp.
- Lập kế hoạch cho các hoạt động của TCM: Đầu năm học HT hướng dẫn và yêu cầu các TTCM xây dựng kế hoạch Tổ trên cơ sở yêu cầu và nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT và của nhà trường
- Đầu tư về nội dung sinh hoạt định kỳ của TCM ; chú trọng nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, tổ chức chuyên đề, thao giảng dự giờ; bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, ...
- Rèn luyện kỹ năng sư phạm cho GV trong TCM.
3.2.3.3. Cách thực hiện giải pháp.
- Yêu cầu người TTCM khi lập kế hoạch hoạt động của TCM phải thật cụ thể, chi tiết và có tính khả thi sát với thời gian diễn biến của năm học; Phân công rõ người phụ trách, người chịu trách nhiệm và lộ trình thực hiện cụ thể.
- Người TTCM trực tiếp hướng dẫn hoặc phân công GV có nhiều kinh nghiệp, năng lực tốt để rèn luyện, hướng dẫn phong cách lên lớp, ngôn ngữ, cách xử lý một số tình huống sư phạm thường gặp, ... cho các GV trẻ, mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm, yếu kỹ năng sư phạm.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp:
- Tính chủ động của TTCM và tính tự giác cao của tập thể GV trong TCM.
- TTCM phải là người có năng lực để xây dựng những kế hoạch, nội dung sinh hoạt tổ khả thi, hấp dẫn, có mục đích rõ ràng cho tổ viên (như quyền lợi về kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy, thể hiện được bản lĩnh cá nhân, ...)