xấu thì ảnh hưởng xấứ\ không thể có trò giỏi nếu thiếu thầy giỏi. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục". Điều này cho thấy muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV, mà đội ngũ TTCM chính là lực lượng quản lý trực tiếp GV, có nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV với nhiều hình thức như tổ chức các chuyên đề chuyên môn, các buổi sinh hoạt, hội họp chuyên môn giúp cho việc rèn luyện và bồi dưỡng đội ngũ GV. Chính vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo viên thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM.
1.4.2. Nội dung công tác nâng cao chất lượng đội ngũ to trưởngchuyên môn trường Trung học cơ sở. chuyên môn trường Trung học cơ sở.
1.4.2.1. Công tác phân công phân nhiệm TTCM trường Trung học cơ sở
Đây là một trong những hoạt động của người quản lý, có tác dụng giúp cho cơ quan quản lý và nhà quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,... của từng TTCM và cả đội ngũ TTCM các trường THCS trên địa bàn; qua đó xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ; tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho tìmg TTCM và cả đội ngũ đế họ có thể phát huy được hết khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Ket quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong quận nói chung và trong các trường THCS nói riêng. Đây là hai công việc có quan hệ biện chứng với nhau bởi quản lý đội ngũ TTCM tốt thì sẽ giúp cho công tác quy hoạch phát triển đội
ngũ tốt và ngược lại quy hoạch phát triển đội ngũ tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Vì thế, quy hoạch phát triển đội ngũ được xem là một lĩnh vực trong hoạt động quản lý và cũng là một lĩnh vực cần đề xuất giải pháp quản lý.
Tuyên chọn, bố nhiệm chính xác các TTCM có đủ phâm chất và năng lực cho một đơn vị là yếu tố quan trọng đế phát triển và tạo điều kiện cho đơn vị đó đạt đến mục tiêu của nó. Thông qua các tiêu chuẩn tuyển chọn, bố nhiệm TTCM đã làm tăng sự phấn đấu rèn luyện ở bộ phận giáo viên nòng cốt, tích cực, nhừ đó đã làm nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM.
Miễn nhiệm TTCM (hạn chế thực hiện) thực chất là làm cho đội ngũ TTCM luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn, không đế những thành viên không đủ yêu cầu làm chậm sự phát triển của TCM, cúa đơn vị. Đây cũng là một hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ.
Luân chuyển, điều động TTCM có tác dụng làm cho chất lượng đội ngũ được đồng đều trong các tổ chức; mặt khác tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu của TCM.
Các hoạt động tuyến chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ nói trên là các hoạt động trong lĩnh vực quản lý cán bộ nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM ở các trường THCS, đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý về lĩnh vực này.
1.4.2.2. Công tác bồi dưỡng đào tạo đội ngũ TTCM trường THCS :
Bất kỳ một đơn vị, cơ sở giáo dục nào muốn đội ngũ CBQL, TTCM của mình được hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ... thì đều phải thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng TTCM là nâng cao phấm chất và năng lực cho đội ngũ này đê họ có đủ
kiến thức, kinh nghiệm, đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và thực thi quyền hạn được phân công.
Tóm lại, đê nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM thì công tác đào tạo và bồi dưỡng phải thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ; đồng thời nhà quản lý, cơ quan QLGD cần phải hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết về thời gian, kinh phí, ... để người TTCM có thể yên tâm tham gia học tập và đạt hiệu quả mong muốn. Để thực hiện được kế hoạch lâu dài cần phải có những giải pháp quản lý về lĩnh vực này.
1.4.2.3. Công tác đánh giá xếp loại hàng tháng, kỳ, năm.
Đánh giá là một công việc hết sức khó khăn, nhất là việc đánh giá ấy lại dùng đê xác định giá trị, mức độ cống hiến của từng TTCM trong đơn vị. Ngoài ra đánh giá là một trong những chức năng rất quan trọng của công tác quản lý ; Việc đánh giá chất lượng đội ngũ TTCM là một trong những công việc không thể thiếu trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và chủ thể quản lý nói chung và của công tác tố chức cán bộ nói riêng, phải thực hiện thường xuyên, theo chuấn đánh giá, không tuỳ tiện, định kiến.
Đánh giá đội ngũ không những để biết thực trạng mọi mặt của đội ngũ TTCM mà còn dự báo được tình hình chất lượng, qua đó vạch ra được những kế hoạch khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này. Mặt khác, nếu đánh giá chính xác sẽ là cơ sở cho cá nhân tự điều chỉnh thích ứng với tiêu chuẩn đội ngũ.
Tóm lại, đánh giá đội ngũ TTCM có liên quan mật thiết với việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và TTCM nói riêng cần nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũ thông qua hoạt động đánh giá, để từ đó thiết lập các giải pháp quản lý khả thi về lĩnh vực này.