Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tố trưởng chuyên môn trường trung học cơ sở quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)

- về trình độ:

1. Hiêu biết và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của 3

2.4.2. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót

2.4.2.1. Nguyên nhăn chủ quan:

Qua khảo sát cho thấy còn một thiểu số CBQL, TTCM chưa nhận thức sâu sắc được vai trò, vị trí của TCM trong nhà trường, vì vậy chưa quan tâm và đầu tư nhiều thời gian, công sức cho hoạt động của TCM.

vẫn còn TTCM chưa phát huy được vai trò quản lý tổ nên họ chưa thể hiện được nhiều và có hiệu quả trong việc quản lý các hoạt động của tổ.

Một số TTCM còn yếu về năng lực; Trình độ đào tạo trên chuẩn, trình độ chính trị của đội ngũ GV và TTCM chưa được quan tâm nên số lượng đã qua đào tạo còn rất ít; Công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV chưa được quan tâm tốt về hỗ trợ kinh phí.

2.4.2.2. Nguyên nhân khách quan :

Nhiều hoạt động của TTCM bị ảnh hưởng bởi sự áp đật của HT, vì thế đội ngũ TTCM thiếu sự chủ động, sáng tạo trong công việc. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thiếu sự đa dạng, phong phú và không có kế hoạch cụ thê. Chưa thực sự đổi mới trong nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, dẫn đến việc sinh hoạt mang nặng tính hành chính, sự vụ với nội dung nghèo nàn, kém hiệu quả, chưa đi vào bàn bạc về chuyên môn, bài giảng,...

Trong một số trường BGH và TTCM chưa có kế hoạch kiểm tra thường xuyên công tác hoạt động của TCM, vì vậy việc uốn nắn, sửa chữa những sai lệch của GV không được thực hiện kịp thời. Việc xây dựng các kế hoạch hoạt động cho TCM ngay từ đầu năm học còn nặng về hình thức và thiếu về nội dung ; Chưa thực hiện việc kế hoạch hoá các hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động của TCM nói riêng.

Việc tuyển chọn đội ngũ TTCM chưa phát huy được yếu tố dân chủ, dễ dẫn đến chủ quan, chủ yếu do xem xét và quyết định của người HT, nhất là ở những trường mới thành lập chưa có quy hoạch đào tạo đội ngũ TTCM.

Hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ nhà trường còn hình thức, chưa phát huy hết năng lực của GV, TTCM. Việc viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học của GV còn yếu, chưa có tính sáng tạo và thực tiễn.

Kết luận chương 2

Từ việc nêu khái quát tình hình KT-XH quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, phân tích thực trạng về giáo dục THCS, thực trạng về chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS quận Bình Thạnh, thực trạng các yếu tố quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS quận Bình Thạnh, chúng tôi nhận thấy rằng đội ngũ TTCM Trường THCS quận Bình Thạnh có nhiều iru điếm nổi bật, bên cạnh đó cũng bộc lộ những hạn chế. Việc nâng cao chất lượng TTCM trường học nói chung, TTCM trường THCS nói riêng nhằm khắc phục những yếu kém trong thời gian qua và đáp ứng những yêu cầu xây dựng nhà trường là một việc làm cấp thiết. TTCM giỏi phải được coi là một tiêu chí hàng đầu để xây dựng một nhà trường vững mạnh, toàn diện. Ngành GD&ĐT quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh cần có một đội ngũ TTCM đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ.

Để khắc phục những tồn tại, yếu kém đã nêu trên đòi hỏi chúng ta phải đề ra những giải pháp phù hợp và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả những giải pháp đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM, trong đó có đội ngũ TTCM trường THCS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tố trưởng chuyên môn trường trung học cơ sở quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w