7. Kết cấu luận văn
4.1.1.3. Các phương pháp tiến hành
Phát triển đồng bộ hệ thống tài chính
Phát triển đồng bộ hệ thống tài chính là sự chuyển hướng từ áp chế tài chính sang tự do hoá tài chính mà theo đó các giải pháp được tiến hành một cách đồng bộ, tức thời. Cụ thể như sau: các chính sách tài chính chuyển từ cố định lãi suất sang tự do hoá lãi suất, từ tỷ giá cố định sang tự do hoá tỷ giá, hệ thống các ngân hàng được cổ phần hoá hàng loạt. Phương pháp này thường gây ra “phản ứng sốc” đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế. Phản ứng này có thể có tác dụng tốt đối với nền kinh tế có sự chuẩn bị kỹ càng và hội đủ các điều kiện cần thiết. Tuy nhiên hầu hết các quốc gia khi chuyển đổi từ áp chế tài chính sang tự do hoá tài chính đều có hệ thống tài chính rất yếu kém. Chính vì vậy giải pháp này nhiều khi lại gây ra tác động xấu dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính của các quốc gia áp dụng giải pháp này.
Phát triển từng bước hệ thống tài chính
Giải pháp phát triển từng bước hệ thống tài chính thường được các quốc gia lựa chọn vì nó không gây ra các phản ứng sốc quá mạnh đối với các hệ thống tài chính và nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, để giải pháp này tiến hành có hiệu quả thì tiến độ thực hiện công cuộc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu phải được đẩy nhanh tránh để lâu dài sẽ không hiệu quả vì tạo sức ỳ cho nền kinh tế quá lớn.
Tóm lại, mỗi phương pháp phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi nước mà việc áp dụng phương pháp nào cho phù hợp là hết sức quan trọng.