7. Kết cấu luận văn
4.1.1. Định hướng phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu
4.1.1.1. Định hướng phát triển trên thế giới
Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu có thể thực hiện bằng cách: một là
giảm thiểu các công cụ áp chế tài chính, hai là giảm bớt thâm hụt ngân sách của chính phủ, ba là thực hiện một loạt các chính sách khác liên quan đến tự do hóa tài chính. McKinnon và Shaw (1973) đã đúc kết các tác động sau đây của áp chế tài chính đối với sự phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu:
Các kiểm soát lãi suất ngặt nghèo, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cao tương tác với lạm phát và thường làm cho lãi suất tiền gửi ở vào mức âm, từđó cản trở phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu.
Lãi suất thấp không làm tăng được vốn đầu tư như dự kiến vì khả năng huy động tiết kiệm bị hạn chế.
Đầu tư của cả hộ gia đình và doanh nghiệp được tập trung nhiều vào các tài sản có giá trị không bị tác động bởi lạm phát (ví dụ: vàng hay bất động sản).
Do vốn vay trong hệ thống tài chính chính thức bị giảm, các nhà đầu tư phải dựa nhiều hơn vào vốn tự có.
Việc dựa vào vốn tự có làm cho tài sản nợ của các doanh nghiệp có tính thanh khoản rất thấp.
Hoạt động đầu tư của các quỹđầu tư và công ty bảo hiểm bị hạn chế khi tiền tệ bất ổn định và tài sản tài chính không có tính thanh khoản.
Hoạt động phân bổ tín dụng theo chỉđịnh đi kèm với những ưu đãi khác nhau về lãi suất tạo ra những khác biệt lớn về lãi suất giữa đối tượng được ưu tiên và không được ưu tiên.
Như vậy, để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính theo chiều sâu góp phần vào tăng trưởng kinh tế, cần tự do hóa tài chính để loại bỏ các tác động biến dạng của áp chế tài chính và hướng tới cơ chế dựa vào thị trường để huy động tiết kiệm và phân bổ đầu tư. Tự do hóa tài chính được cổ xúy trên thế giới do những luận điểm sau đây:
Một là, quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính góp phần nâng cao việc phân phối các nguồn lực và tăng cường chức năng thanh toán cũng như chức năng phân phối rủi ro, tạo tiền đề cho hệ thống tài chính trong nước phát triển ổn định và có chiều sâu.
Hai là, tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính tạo điều kiện cho khu vực này có điều kiện trao đổi, hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới dựa trên hoạt động kinh doanh tiền tệ, qua đó nâng cao được vị thế và hiệu quả trên trường quốc tế.Thông qua hội nhập quốc tế, khu vực tài chính có cơ hội tăng cường, phát triển hệ thống bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiếp cận được các dịch vụ, sản phẩm hiện đại đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, chi phí rẻ và thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Ngoài ra, các định chế tài chính có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nước có trình độ phát triển cao.
Ba là, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế giúp khu vực tài chính có thêm điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Bởi vì, thông qua quá trình hội nhập, lao động Việt Nam có cơ hội học hỏi về chuyên
môn, kinh nghiệm và phong cách làm việc hiện đại từ những nước có nền kinh tế, tài chính phát triển mạnh.
Tuy nhiên quan điểm tự do hóa tài chính không phải là không bị chỉ trích. Về mặt lý thuyết, tranh luận về lợi ích của tự do hóa tài chính phản ánh những ý kiến khác nhau về việc các thị trường tài chính tự do có mang lại một sự phân bổ đầu tư một cách hiệu quả hay không. Lý thuyết về thị trường hiệu quả ủng hộ cho quan điểm này. Tuy nhiên, những người theo trường phái cơ cấu mới cho rằng tự do hóa tài chính trong hệ thống tài chính lưỡng thể (gồm khu vực chính thức và phi chính thức) làm giảm chứ không phải là làm tăng đầu tư. Hơn thế nữa, lý thuyết về thông tin bất cân xứng cho rằng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính dẫn tới những thất bại về thị trường và thị trường trở nên không còn là cơ chế hiệu quả để phân bổ nguồn lực. Sự can thiệp của nhà nước, do vậy, là cần thiết.
4.1.1.2. Định hướng phát triển của Việt Nam
Với định hướng tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, rút ngắn khoảng cách về quy mô hệ thống tài chính so với các nước trên thế giới, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản ngân hàng, vốn hóa thị trường, huy động vốn, dư nợ tín dụng. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, Việt Nam cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hệ thống tài chính. Việt Nam đang hướng dần công tác quản lý, điều hành và giám sát hệ thống tài chính theo các chuẩn mực quốc tế. Chiến lược phát triển của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với định hướng của thế giới và sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới.
Hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay cần được phát triển theo hướng “thiết lập một cơ chế vận hành hệ thống tài chính có hiệu quả, đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững, thông suốt và phát huy tốt nhất vai trò của các thành tố của hệ thống”. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, Việt Nam cần phải:
Một làđiều chỉnh cấu trúc của hệ thống tài chính sao cho phù hợp với cấu trúc kinh tế, cân đối sự phát triển của các thành tố trong hệ thống, gắn kết các thành tố của hệ thống (thị trường và các định chế) vận hành trong một thể thống nhất, ăn khớp, bổ trợ cho nhau. Đặc biệt là giảm bớt sự can thiệp một cách trực tiếp của Nhà nước vào hệ
thống tài chính, thay vào đó sự can thiệp của Nhà nước chỉ mang tính chất định hướng, gián tiếp. Điều này là do thất bại thị trường, hệ thống tài chính xảy ra đổ vỡ, khủng hoảng, chính phủ phải đứng ra can thiệp bằng chính sách cứng rắn. Các chính sách này đến lượt nó lại bóp méo các quan hệ thị trường, không phân bổ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội và dẫn đến thất bại Chính phủ. Để giải quyết, chính phủ trở lại nới lỏng & tự do hoá thị trường tài chính, như vậy có một “vòng luẩn quẩn” trong hoạt động của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống tài chính của các nước đang phát triển nói riêng khi mà chính phủ can thiệp quá sâu vào hệ thống tài chính với kỳ vọng khắc phục thất bại thị trường.
Theo giáo sư Joshep Stigliz (giải thưởng Nobel kinh tế) phát biểu tại hội thảo cao cấp ở Malaysia (tháng 2/2009), cho rằng một hệ thống tài chính tốt cần phải là trung gian cho các giao dịch tài chính, phân bổ vốn và nguồn lực hợp lý với một chi phí thấp nhất có thể. Để có một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả thì mỗi bộ phần của hệ thống tài chính cần phân bổ nguồn lực và quản lý nguồn vốn hiệu quả. Theo quan điểm này, để xây dựng được một hệ thống tài chính phát triển ổn định, phân bổ nguồn vốn hiệu quả với chi phí thấp nhất, Việt Nam cần thực hiện những bước cải cách cách căn bản trong từng khu vực của hệ thống. Mỗi khu vực, mỗi một thành tố trong hệ thống tài chính cần làm tốt, phản ánh được một tầm nhìn và lợi ích xã hội mà khu vực và lĩnh vực đó đảm nhận.
Hai là xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của hệ thống tài chính theo hướng tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế tiếp cận như nhau đối với nguồn vốn ngân hàng hay các giao dịch trên thị trường tài chính, sản phẩm dịch vụ tài chính được minh bạch hóa, rõ ràng, không chồng chéo.
Ba là củng cố, đổi mới và hoàn thiện hệ thống thanh tra giám sát lên một tầm cao mới với những mô hình giám sát bao trùm được các hoạt động phức tạp, đa dạng của hệ thống tài chính. Xây dựng một hệ thống các chỉ số chuẩn để đánh giá tính ổn định, an toàn của hệ thống tài chính. Cần xây dựng một hệ thống công nghệ tin học phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát thị trường tài chính.
Phát triển đồng bộ hệ thống tài chính
Phát triển đồng bộ hệ thống tài chính là sự chuyển hướng từ áp chế tài chính sang tự do hoá tài chính mà theo đó các giải pháp được tiến hành một cách đồng bộ, tức thời. Cụ thể như sau: các chính sách tài chính chuyển từ cố định lãi suất sang tự do hoá lãi suất, từ tỷ giá cố định sang tự do hoá tỷ giá, hệ thống các ngân hàng được cổ phần hoá hàng loạt. Phương pháp này thường gây ra “phản ứng sốc” đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế. Phản ứng này có thể có tác dụng tốt đối với nền kinh tế có sự chuẩn bị kỹ càng và hội đủ các điều kiện cần thiết. Tuy nhiên hầu hết các quốc gia khi chuyển đổi từ áp chế tài chính sang tự do hoá tài chính đều có hệ thống tài chính rất yếu kém. Chính vì vậy giải pháp này nhiều khi lại gây ra tác động xấu dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính của các quốc gia áp dụng giải pháp này.
Phát triển từng bước hệ thống tài chính
Giải pháp phát triển từng bước hệ thống tài chính thường được các quốc gia lựa chọn vì nó không gây ra các phản ứng sốc quá mạnh đối với các hệ thống tài chính và nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, để giải pháp này tiến hành có hiệu quả thì tiến độ thực hiện công cuộc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu phải được đẩy nhanh tránh để lâu dài sẽ không hiệu quả vì tạo sức ỳ cho nền kinh tế quá lớn.
Tóm lại, mỗi phương pháp phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi nước mà việc áp dụng phương pháp nào cho phù hợp là hết sức quan trọng.
4.1.2. Yêu cầu đảm bảo an toàn để phát triển bền vững
Thứ nhất, Chính phủ và ngân hàng trung ương phải thể hiện vai trò lãnh đạo rõ ràng và nhất quán trong việc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu.
Thứ hai, tái điều chỉnh khu vực tài chính - ngân hàng gắn liền với việc phát triển hệ thống doanh nghiệp để tạo ra một trật tự kinh tế thị trường lành mạnh cho mọi đối tượng thị trường hoạt động.
Thứ ba, chương trình phát triển chủ yếu là dùng công quĩ và có thể phát hành trái phiếu nội địa để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, mua nợ khó đòi để lành mạnh hoá tài chính của các ngân hàng thương mại nhằm khôi phục khả năng tín dụng của nó.
Thứ tư, phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu cần phải được tiến hành từ từ theo một lộ trình nhất quán và rõ ràng để tránh những cú sốc ngoại sinh. Bên cạnh đó, phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu một cách đồng bộ là điều hết sức quan trọng mà Chính phủđặc biệt quan tâm.
Thứ năm, phát triển dựa trên nền tảng từ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tài chính như là huyết mạch của nền kinh tế có vai trò to lớn đối với sự ổn định, phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Nhìn chung, tầm nhìn đó đòi hỏi Việt Nam thường xuyên xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển, có giải pháp tổ chức thực hiện chiến lược và chương trình hành động cũng như kiểm soát tốt rủi ro trong quá trình tăng trưởng, và chọn lựa thời điểm thích hợp trong quá trình thực thi.
4.2. Một số giải pháp phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu tại Việt Nam
Thứ nhất, để đảm bảo tính cân đối trong cấu trúc và sự phát triển bền vững của hệ
thống tài chính, Chính phủ Việt Nam cần lựa chọn phương pháp phát triển đồng bộ
nhưng có trình tự.
Phát triển đồng bộ sẽđảm bảo sự cân đối trong phát triển, tuy nhiên vấn đềởđây là
đồng bộ nhưng ưu tiên “có chọn lọc”, “có mũi nhọn chủ đạo” chứ không phân bổ nguồn lực khan hiếm kiểu dàn đều, dù đồng bộ (công bằng) nhưng rất kém hiệu quả. Cụ thể Chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy, khuyến khích cải cách sâu rộng hơn nữa hệ thống ngân hàng hiện nay và tiếp tục thúc đẩy phát triển các thị trường vốn như thị trường chứng khoán, thị trường nợ vừa đảm bảo sự đồng bộ vừa để hỗ trợ cho công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên ưu tiênphát triển thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ để đa dạng hóa tốt các thị trường tài chính là một biện pháp trọng yếu. Trong đó thị trường tiền tệ sẽ tạo nền tảng và đà cho sự phát triển đóng vai trò mũi nhọn của thị trường chứng khoán. Bởi vì cấu trúc tài chính này có thể ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Các công ty thường có các hành vi khác nhau
tùy thuộc vào việc họ huy động vốn thông qua tín dụng ngân hàng hay các thị trường chứng khoán. Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng các doanh nghiệp sáng tạo hơn ưa thích sự tự gây vốn trên thị trường chứng khoán.
Phát triển trình tự phù hợp được tác giả kiến nghị nhằm đảm bảo tự do hóa tài chính nhưng vẫn đảm bảo ổn định vĩ mô, không đi vào vòng luẩn quẩn là: Hệ thống tài chính cần phải được từng bước tự do hóa với điều kiện ổn định tốt vĩ mô và thực hiện các cải cách quan trọng liên quan khác. Tuy nhiên phát triển từng bước theo trình tự nhưng cần “khẩn trương” và “có lộ trình” rõ ràng. Do vậy trong bối cảnh Việt Nam chưa đảm bảo ổn định chính sách vĩ mô (lãi suất, lạm phát) thì thay vì tự do hóa tài chính hoàn toàn, bước đầu từng bước nới lỏng sau đó thực hiện áp chế tài chính ở mức
độ vừa phải và kế đến thực hiện tự do hóa theo lộ trình cam kết của các tổ chức đa phương trên thế giới (ví dụ WTO) vì hai lý do cơ bản sau đây:
Áp chế tài chính ở mức độ vừa phải để tạo nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách trong điều kiện chính phủ không đảm bảo được khả năng thu thuế đầy đủ nhưở Việt Nam.
Áp chế tài chính để kiểm soát thông tin bất cân xứng và hiệu chỉnh thất bại thị trường trong các giao dịch tín dụng.
Thứ hai, để đảm bảo tính hiệu quả hay chất lượng trong chức năng của hệ thống tài chính thì tác giả kiến nghị các giải pháp cụ thể cho chính sách vĩ mô của Chính phủ
như sau:
(i) Giải pháp cho chính sách lãi suất
Để tạo ra thể chế tốt hơn nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình trong bối cảnh lãi suất đồng ngoại tệ đã được tự do hóa, thì đòi hỏi NHNN phải có những bước đi thích hợp để tiến tới tự do hóa lãi suất đồng nội tệ. Đó là cần tập trung phát triển thị trường tiền tệ: Hình thành và xây dựng cấu trúc các loại lãi suất chủ yếu trên thị trường tiền tệ như: lãi suất tái cấp vốn của NHNN, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước và tín phiếu NHNN, lãi suất cho vay liên ngân hàng. Một khi các loại lãi suất này phát huy vai trò tích cực trong việc
điều tiết lãi suất thị trường thì NHNN có thể loại bỏ cơ chế công bố lãi suất cơ bản để thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất.