7. Kết cấu luận văn
1.3.3. Hệ thống tài chính phát triển bền vững và hiệu quả: chất lượng hay chiều
Một hệ thống tài chính phát triển sâu bao gồm đầy đủ các loại định chế tài chính, công cụ và thị trường tài chính khác nhau trong cơ chếđiều tiết hiệu quả của cơ sở hạ tầng tài chính. Hệ thống tài chính không mang tính chất tĩnh mà mang tính chất động nghĩa là nó luôn thay đổi liên tục cùng với sự ra đời của các loại tổ chức, công cụ và thị trường tài chính mới. Tuy nhiên đề cập phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu là quan tâm nhiều hơn đến mặt “chất lượng” chứ không chỉ đơn thuần về mặt “số lượng” của các thành tố trong hệ thống tài chính.
Các hệ thống tài chính có khả năng quản lý rủi ro một cách hữu hiệu sẽ đóng góp vào sự gia tăng của tăng trưởng kinh tế (King và Levine, 1993b). Ngoài ra, như Levine (1997, trang 715) lập luận “các nước có những thể chế tài chính hiệu quả có thể giảm bớt các rào cản thông tin từ đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn thông
qua nhiều khoản đầu tư hơn so với các nước có các hệ thống tài chính kém hiệu quả hơn trong việc đạt được và xử lý thông tin.”
Các hệ thống tài chính được thiết kế thích hợp sẽ cải thiện được chi phí giao dịch (bao gồm chi phí thông tin) và, qua việc nhận biết các bất ổn và rủi ro của việc quản lý nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân bổ nguồn lực. Chất lượng phát triển của hệ thống tài chính là có liên quan đến tính hiệu quả về mặt chi phí trong việc cung cấp vốn và dịch vụ của chúng. Một thể chế phát triển hơn có khả năng giảm thiểu chi phí giao dịch cũng như tối đa hóa các lợi ích của những mục tiêu vận hành của chúng. Việc nghiên cứu thực nghiệm và phân tích đáng kể hơn nữa là rất cần thiết cho việc lượng hóa các khía cạnh “chất lượng” của hệ thống tài chính, và tầm quan trọng của nó trong tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu là phát triển bền vững và hiệu quả hệ thống tài chính. Một hệ thống tài chính phát triển bền vững khi cấu trúc của nó cân đối, tức là các thành tố của nó phải phát triển đồng bộ với nhịp điệu tương đồng nếu không hậu quả là hệ thống tài chính sẽ vướng phải bài toán nút thắt cổ chai dẫn đến nền kinh tế không hấp thụ vốn được. Một hệ thống tài chính được coi là hiệu quả khi nó hoàn thành chức năng và nhiệm vụđó là khuyến khích tiết kiệm vàlàm tăng đầu tư. Người tiết kiệm thấy có thể đầu tư trong hệ thống tài chính và thu lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể tiếp cận nguồn tiết kiệm ngoài khả năng bản thân do vậy làm tăng lượng vốn đầu tư.